您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【tỷ lệ kèo mã lai】Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực giảm trong 6 tháng đầu năm

Cúp C14955人已围观

简介Hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đến công nghiệp ô tô Việt Nam Mức sụt giảm vốn FDI thể hi ...

Hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đến công nghiệp ô tô Việt Nam Mức sụt giảm vốn FDI thể hiện khó khăn chung của nền kinh tế Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục giảm mạnh
1813-3-img-3946-baohaiquan
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,2%. Ảnh: ANH VINH.

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) toàn ngành giảm 1,2%, riêng với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,6% do cầu thế giới sụt giảm đối với các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như điện tử, dệt may, đồ gỗ...

Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023, chỉ đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,37%, chỉ đóng góp 0,1 điểm phần trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đáng chú ý, chỉ số IIP của một số ngành trọng điểm trong xuất khẩu giảm như: chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 7,7%; sản xuất giấy, sản phẩm từ giấy giảm 7,5%; sản xuất trang phục và sản xuất xe có động cơ cùng giảm 6,8%; sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân nhóm giảm 4,7%; sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học cùng giảm 4,6%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,4%). Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2023 tăng 9,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 19,9% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 14,1%).

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2023 là 83,1% (bình quân 6 tháng đầu năm 2022 là 78%)... cho thấy những khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng và tiêu thụ sản phẩm.

Theo Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm, còn 15 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp giảm. Một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện giảm.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 6 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước như: điện thoại di động giảm 19,2%; ô tô và thép thanh, thép góc cùng giảm 18,2%; quần áo mặc thường giảm 7,1%; linh kiện điện thoại giảm 5,4%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 4,3%; phân u rê giảm 4,1%; xi măng giảm 3,9%; xe máy giảm 3,5%.

Đánh giá về khó khăn của trong sản xuất công nghiệp, theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp còn khó khăn trong việc tiếp cận vốn, lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đang ở trong bối cảnh rất khó khăn do thiếu đơn hàng, khả năng hấp thụ vốn đã bắt đầu giảm. Trong khi đó, giá nhiên liệu đầu vào, năng lượng toàn cầu vẫn ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước.

Tags:

相关文章