【đội hình ac milan gặp napoli】OECD dự báo triển vọng kinh tế thế giới sáng sủa hơn
Trong báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế, OECD dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng 5,8% trong năm nay, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra hồi tháng 3 vừa qua. Báo cáo hoan nghênh việc chính phủ các nước nhanh chóng triển khai các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch như nghiên cứu và phát triển "thần tốc" vaccine ngừa COVID-19, các chính sách tiền tệ và hỗ trợ tài chính hiệu quả.
OECD dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 6,9% trong năm nay, cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Tuy nhiên, OECD hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu thế giới trong năm 2022 từ mức 4% xuống còn 3,6%.
Đối với Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), OECD dự báo nền kinh tế khu vực này sẽ tăng trưởng lần lượt 4,3% và 4,4% trong năm nay và năm tới, cao hơn mức dự báo 3,9% và 3,8% đưa ra hồi tháng Ba.
Trong khi đó, kinh tế Anh được dự báo sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm 2021 và 5,5% trong năm 2022.
OECD dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng lần lượt 8,5% và 5,8% trong năm nay và năm 2022, cao hơn mức 7,8% và 4,9% trong dựa báo hồi tháng 3.
Đối với kinh tế Nhật Bản, OECD hạ dự báo tăng trưởng năm nay từ mức 2,7% xuống còn 2,6%, song tăng mức dự báo tăng trưởng năm tới lên 2%, cao hơn 0,2% so với dự báo trước đó.
Trong báo cáo, Giám đốc OECD Laurence Boone nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu đã tươi sáng hơn, song thừa nhận tình trạng tăng trưởng không đồng đều giữa các quốc gia, khu vực vẫn là một thách thức. Cho tới nay, Mỹ và Trung Quốc đã trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch và được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn khác như Nhật Bản và Đức. Bà cũng nhấn mạnh điều "rất đáng lo ngại" là không có đủ vaccine cho các nền kinh tế mới nổi và thu nhập thấp.
Giám đốc OECD nêu rõ, chừng nào phần lớn dân số toàn cầu chưa được tiêm chủng, thế giới vẫn dễ bị tổn thương trước sự xuất hiện của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Bà cũng lưu ý các đợt phong tỏa mới sẽ làm tổn hại niềm tin của công chúng, trong khi các công ty, vốn đang ngập trong nợ nần, có thể phá sản.
Cũng theo OECD, một nguy cơ khác đối với kinh tế toàn cầu là cách thức các thị trường tài chính phản ứng với những mối quan ngại về lạm phát. Mặc dù cho rằng giá cả tăng chỉ là tạm thời, song OECD nhấn mạnh điều đáng quan tâm nhất là nguy cơ các thị trường tài chính sẽ biến động mạnh trước việc lạm phát tăng cao. Trước đó, các nhà phân tích đã bày tỏ lo ngại lạm phát gia tăng sẽ khiến các ngân hàng trung ương rút lại các chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm ngăn nền kinh tế phát triển quá nóng.
Theo TTXVN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- Công an thông tin vụ án nam dân phòng sát hại cụ bà 75 tuổi ở Bình Dương
- Cháu gái Trương Huệ Vân xin cho bị cáo Trương Mỹ Lan thoát khỏi cái chết
- Bắt người đàn ông ghi lại 'cảnh nóng' rồi tống tiền bạn gái
- Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- Ông Nguyễn Thanh Long được giảm 1 năm tù
- Mua phải dự án 'ma', hàng chục người mất tiền oan
- Nhiều doanh nghiệp tham gia dự án nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
- Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- Vợ ông Trần Quí Thanh được nhận lại hơn 183 tỷ đồng
- Bắt nhóm phóng viên, cộng tác viên cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp ở Đà Nẵng
- Cựu giám đốc và 3 cán bộ CDC Tiền Giang nhận hơn 2 tỷ 'lại quả' của Việt Á
- Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- Hội nghị người viết trẻ TP Hồ Chí Minh quy tụ nhiều nhà văn nổi tiếng tham gia
- Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- Thanh niên bị triệu tập vì đăng thông tin sai về cảnh sát giao thông
- Đêm hội cồng chiêng Âm vọng cội nguồn
- Cảnh báo tình trạng tấn công mạng máy tính đang ngày càng gia tăng
- Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- Thua bạc, nữ 9x lừa đảo hơn 600 triệu đồng để chơi tiếp