当前位置:首页 > Thể thao > 【kèo cá cược ngoại hạng anh hôm nay】Chính sách tài khóa lấy lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất 正文

【kèo cá cược ngoại hạng anh hôm nay】Chính sách tài khóa lấy lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất

来源:Empire777   作者:La liga   时间:2025-01-10 20:14:53
Chính sách tài khóa lấy lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất
Đồng chí Hồ Đức Phớc - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Dấu ấn về một chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế

PV: Thưa Bộ trưởng, nhiều đại diện doanh nghiệp chia sẻ rằng, “các chính sách gia hạn, giảm thuế đã hỗ trợ vượt qua khó khăn về dòng tiền, giúp doanh nghiệp phát triển”. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về những những chính sách ưu đãi về thuế, phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong thời gian qua?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Phải khẳng định rằng, thời gian qua, Chính phủ rất nỗ lực trong việc hỗ trợ nền kinh tế thông qua việc thực hiện một loạt các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách hợp lý, hiệu quả.

Trong nhiệm kỳ 5 năm 2021 - 2025, Chương trình hồi phục và phát triển kinh tế - xã hội mà Chính phủ đã ban hành hồi đầu năm ngoái chính là điểm nhấn quan trọng. Trong thúc đẩy kinh tế phục hồi và phát triển, gói hỗ trợ về tài khóa đóng vai trò then chốt. Chúng ta đã thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, giãn nhiều loại thuế, phí và các khoản thu ngân sách. Về tổng thể, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế trong những năm qua ở mức lớn chưa từng có, chiếm khoảng 8,3% GDP, cao hơn rất nhiều so với các nước có cùng quy mô kinh tế. Trong đó, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng.

Tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ năm 2020 khoảng 129 nghìn tỷ đồng, năm 2021 khoảng 145 nghìn tỷ đồng, năm 2022 khoảng 233 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt khó để phục hồi và phát triển kinh tế, Bộ Tài chính tiếp tục trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ với quy mô khoảng 196 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch, ước tính gói hỗ trợ lên tới 347 nghìn tỷ đồng.

Đảm bảo hài hòa lợi ích và rủi ro

"Chính phủ cũng như Bộ Tài chính đang tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, để điều chỉnh chính sách tài khóa cho phù hợp. Theo đó, vừa đảm bảo giải quyết các khó khăn cho cho nền kinh tế, cũng đảm bảo cân đối NSNN, trên tinh thần lợi ích thì hài hòa, rủi ro, khó khăn thì chia sẻ giữa nhà nước và doanh nghiệp".

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Như vậy, trong 4 năm qua (2020 - 2023), gói hỗ trợ về tài khóa lên tới khoảng 700 nghìn tỷ đồng, giúp doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế sớm phục hồi và tăng trưởng. Năm 2023, trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư quy định giảm 35 khoản phí, lệ phí như: phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán, y tế, cấp căn cước công dân, thẩm định dự án đầu tư xây dựng… Thời gian áp dụng từ 1/7/2023 đến hết 31/12/2023 với số tiền giảm phí, lệ phí sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 700 tỷ đồng…

Đáng lưu ý, khi chính sách được ban hành, Bộ Tài chính vẫn liên tục rà soát, đánh giá và trong trường hợp khi “cuộc sống cần”, người dân và doanh nghiệp, nền kinh tế vẫn còn đối mặt với khó khăn, thì Bộ Tài chính sẽ kịp thời đề xuất để nối dài các chính sách, trên cơ sở cân nhắc tính toán thận trọng, đảm bảo các nhiệm vụ tài chính - NSNN đã đề ra.

Mới đây, khi nhận thấy tình hình trong nước, mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục xu hướng phục hồi và có triển vọng tích cực; nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả; nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, Bộ Tài chính đã đề xuất các giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước.

Cụ thể, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về giảm thuế, phí, lệ phí cho năm 2024 như: tiếp tục xem xét giảm thuế GTGT 2% và xem xét giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như đã áp dụng của năm 2023; tiếp tục rà soát giảm mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí...

Đột phá về thể chế - một trong những trụ cột để tạo đà phát triển

Chính sách tài khóa lấy lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung

PV:Theo dõi có thể thấy rằng, Bộ trưởng luôn đặc biệt coi trọng việc tập trung tháo gỡ về thể chế, “coi việc của doanh nghiệp như việc của mình”. Thông qua việc hoàn thiện chính sách pháp luật, tạo bước đột phá, đổi mới về thể chế tài chính - NSNN. Bộ trưởng có thể chia sẻ nhiều hơn về điều mà Bộ trưởng hết sức tâm huyết này?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Những năm qua là thời điểm tình hình quốc tế và trong nước diễn biến phức tạp với rất nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhưng tập thể lãnh đạo Bộ Tài chính đã quyết liệt vào cuộc, chủ động, sáng tạo cùng toàn ngành nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Để thực hiện lời hứa của mình luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính liên tục rà soát các chính sách pháp luật, rà soát cắt bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không tạo ra “giấy phép con” làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân.

Mục tiêu của ngành Tài chính là đảm bảo chính sách tài chính luôn đi trước một bước, góp phần khai thông và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bám sát yêu cầu của thực tiễn, Bộ Tài chính đã kịp thời đề xuất ban hành các văn bản pháp luật tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, kiểm soát áp lực tăng giá cả, lạm phát, góp phần hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, thời gian qua, trong bối cảnh dịch Covid-19, có rất nhiều chính sách pháp luật cần phải sửa đổi, hoặc ban hành theo kịp thực tiễn, “trong hoàn cảnh đặc biệt cần các chính sách đặc biệt”, Bộ Tài chính đã phải cấp bách soạn thảo các chính sách đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nhiều đề án, chương trình không có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, hoặc các thông tư phải ban hành mới hay sửa đổi, bổ sung, nhưng vẫn phải hoàn thiện trong thời gian ngắn. Bộ Tài chính đã kịp thời ban hành theo đúng tiến độ các chương trình, đề án đó.

Mọi chính sách của Bộ Tài chính đều hướng tới người dân và doanh nghiệp. Đơn cử như các năm 2020 - 2023, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền nhiều giải pháp trong lĩnh vực tài chính giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Đó là các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, cùng nhiều khoản phí, lệ phí.

Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền 56 văn bản quy phạm pháp luật (trong đó có: 11 nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 18 nghị định của Chính phủ; 2 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 25 thông tư của Bộ Tài chính).

Thời gian tới, việc hoàn thiện thể chế tài chính tiếp tục gắn với cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Thể chế tài chính tiếp cận nhanh với các thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của việc hội nhập. Riêng về tài chính - ngân sách, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế trong thời gian tới tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu NSNN một cách đồng bộ, bao gồm cả tái cơ cấu về thu cũng như chi ngân sách và quản lý nợ công theo yêu cầu tại Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Vấn đề cốt lõi phải tăng tổng cầu cho nền kinh tế

PV: Thưa Bộ trưởng, triển khai một loạt các giải pháp về tài khóa, thực hiện giãn, giảm nhiều khoản thuế, phí và lệ phí, có ý kiến lo ngại liệu có ảnh hưởng tới việc hoàn thành các nhiệm vụ tài chính - ngân sách hay không, bởi trên thực tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc:Việc tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về chính sách tài chính thời gian qua đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất kinh doanh. Đời sống của người dân được trở lại bình thường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Các gói hỗ trợ giảm thuế, nhất là giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đã có tác dụng tốt với việc kiềm chế lạm phát; góp phần phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Một thành công quan trọng nữa là nợ công và nợ chính phủ bảo lãnh vẫn ở mức bền vững, ổn định quanh khoảng 36% GDP trong năm 2023 trước khi giảm xuống khoảng 34,4% vào năm 2025, thấp hơn nhiều so với ngưỡng 60% được Quốc hội đề ra và vẫn ở mức bền vững.

Dù đạt được nhiều thành công trong điều hành, nhưng chúng ta cũng phải thấy rằng, từ nay đến cuối năm sẽ còn rất nhiều khó khăn. Theo nghị quyết về dự toán ngân sách 2023, Quốc hội quyết định tổng số thu NSNN năm 2023 là hơn 1,6 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, do những khó khăn của kinh tế, việc hoàn thành dự toán thu vẫn là thách thức với ngân sách cả nước và ngân sách nhiều địa phương, nhất là những địa phương có nguồn thu lớn từ đất đai và hoạt động kinh doanh bất động sản.

Trong khi đó, thách thức trong chi ngân sách vẫn là chi đầu tư vẫn thấp hơn so với kế hoạch. Chi đầu tư giữ vai trò quan trọng trong gói hỗ trợ tài khóa nhưng tiến độ giải ngân chậm. Nhiều khoản chi đầu tư từ chương trình phục hồi kinh tế - xã hội vẫn chưa thể giải ngân. Mặc dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nhiều giải pháp, nhưng tình trạng “no dồn, đói góp” của chi đầu tư ít thay đổi. Điều này sẽ tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của giai đoạn 2023 - 2025.

Tôi cho rằng, trong hoàn cảnh đặc biệt, cần những chính sách đặc biệt, có thể dùng 1 luật để sửa nhiều luật, hóa giải những nút thắt.

Hiện nay vấn đề cốt lõi là phải tăng tổng cầu của nền kinh tế, vì vậy chính sách tài khoá chỉ là một trong những giải pháp giải quyết khó khăn. Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: thực hiện tốt chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả. Chúng ta cần đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội.

Ngoài ra, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản; tiếp tục đẩy mạnh môi trường kinh doanh tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một vấn đề nữa đó là, mặc dù nền kinh tế đã có bước phục hồi, nhưng xuất khẩu khó khăn, thị trường đang dần thu hẹp đang tạo ra áp lực không nhỏ với doanh nghiệp Việt. Do đó, thời gian tới, cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn, mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu hàng hóa Việt ra nước ngoài. Muốn vậy, rất cần sự vào cuộc của bộ, ngành, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, kết nối cung cầu, tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường xuất khẩu còn tiềm năng.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục huy động nguồn vốn tín dụng và từ các nguồn lực khác hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh bên cạnh các giải pháp tài khóa. Đồng thời, giảm các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn đối với các dự án đầu tư tư nhân, đất đai, công trình điện năng lượng tái tạo, công nghiệp…

Trong thời gian tới, giai đoạn năm 2024 - 2025, cần tiếp tục thực hiện nguyên tắc điều hành chính sách tài khóa là chủ động, linh hoạt trong ứng biến về ngắn hạn nhưng tuân thủ các nguyên tắc cân đối ngân sách và kỷ luật tài chính về dài hạn. Thế giới đang đối mặt với nhiều thay đổi bất thường nên chúng ta cũng cần có những giải pháp đặc thù mới có thể đối phó được.

PV:Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TRẦN VĂN LÂM:

Chủ động và khôn khéo trong điều hành chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa lấy lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất

Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động, linh hoạt và khôn khéo trong điều hành chính sách tài khóa. Trong bối cảnh khó khăn, ngân sách phải chi rất nhiều khoản hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, nhưng ngành Tài chính vẫn nỗ lực đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ về tài chính - NSNN.

Trong điều hành chính sách tài khóa, Chính phủ và Bộ Tài chính đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, không nóng vội, với năng lực điều hành "dĩ bất biến, ứng vạn biến", linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong chính sách và quyết liệt hành động.

Liên tục trong hơn 3 năm qua, kể từ thời điểm dịch Covid-19, ngành Tài chính đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, thu ngân sách luôn vượt dự toán được giao, có nguồn chi cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh và nhiệm vụ chi trong dự toán.

Và tôi cũng cho rằng, cần tiếp tục phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng.

Trần Thắng(ghi)

ÔNG NGUYỄN BÁ HÙNG - CHUYÊN GIA KINH TẾ TRƯỞNG TẠI VIỆT NAM CỦA ADB:

Việt Nam hoạch định chính sách tài khóa linh hoạt và phù hợp

Chính sách tài khóa lấy lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất

Bộ Tài chính đóng vai trò rất lớn trong công tác hoạch định chính sách tài khóa. Ở góc độ tư vấn và đề xuất chính sách, tôi cho rằng đến giờ này, Bộ Tài chính vẫn đang làm tròn trách nhiệm, thể hiện ở công tác hoạch định chính sách linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của Việt Nam.

Về chính sách tài khóa, Việt Nam thời gian qua phản ứng tương đối linh hoạt và thích ứng được với hoàn cảnh của nền kinh tế. Trong hoàn cảnh khó khăn từ bên ngoài hiện nay, các biện pháp chính sách tài khóa mở rộng thời gian gần đây là hoàn toàn phù hợp và tạo điều kiện duy trì được tăng trưởng của nền kinh tế.

Trong đó, đẩy mạnh đầu tư công vào các dự án về hạ tầng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tham gia vào các dự án này, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng. Các khoản hỗ trợ như giãn, hoãn thời gian nộp thuế, giảm thuế, nhất là thuế giá trị gia tăng rất có lợi, đặc biệt là kích thích tiêu dùng trực tiếp, qua đó thúc đẩy tổng cầu.

Mai Lâm(ghi)

ÔNG NGUYỄN VĂN TOÀN - PHÓ CHỦ TỊCH HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP FDI:

Chính sách tài khóa hỗ trợ tích cực phục hồi kinh tế

Chính sách tài khóa lấy lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất

Tôi đánh giá cao công tác điều hành chính sách của Bộ Tài chính trong thời gian vừa qua. Sự điều hành linh hoạt này đã hỗ trợ tích cực cho sự phục hồi của kinh tế trong bối cảnh Việt Nam phải đối mặt với nhiều “cơn gió ngược” trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Việc tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp qua các chính sách ưu đãi, miễn, giảm, giãn, hoãn về thuế, tiền thuê đất…, nhất là giảm thuế GTGT 2% đã đem lại những tác động rất tích cực đối với cả người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, việc Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất thực hiện chính sách giảm GTGT thêm 6 tháng tiếp theo trong năm 2024 là một động thái rất đáng hoan nghênh.

Đây là một chính sách tốt, giúp gỡ khó một phần cho doanh nghiệp, giảm bớt khó khăn về mặt tài chính, trợ lực cho doanh nghiệp phục hồi. Đồng thời, chính sách này có tác động tích cực kích thích tiêu dùng khi giá của các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của người dân được giảm xuống, hỗ trợ người dân trong lúc thu nhập bị giảm sút.

Thảo Miên(ghi)

TS. NGUYỄN VĂN HIẾN - CHUYÊN GIA KINH TẾ:

Chính sách tài khóa như liều thuốc tiếp sức doanh nghiệp

Chính sách tài khóa lấy lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất

Thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ ban hành rất nhiều những chính sách tài khóa để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Ví dụ như: các chính sách về miễn giảm thuế, giảm phí, miễn một số loại phí đối với các doanh nghiệp, hỗ trợ an sinh xã hội ổn định đời sống nhân dân, đặc biệt là chính sách giảm 2% thuế GTGT đối với hầu hết các nhóm mặt hàng.

Những chính sách tài khóa này giống như liều thuốc “hà hơi tiếp sức” cho doanh nghiệp. Sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra, rất nhiều doanh nghiệp đã phải ngưng hoạt động, rơi vào tình trạng “chết lâm sàng”. Vì vậy, chính sách này giống như một “liều thuốc” vực dậy các doanh nghiệp tránh khỏi tình trạng đóng cửa hàng loạt.

Điểm nhấn của chính sách tài khóa trong 2 năm vừa qua là chính sách này được thực hiện rất linh hoạt, chủ động để ứng phó với các tác động cả trong và ngoài nước. Sự chủ động và linh hoạt này rất quan trọng.

Vũ Luyện(ghi)

标签:

责任编辑:Cúp C1