您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【betis – girona】Dư địa tăng trưởng lớn cho ngành cảng biển

Nhận Định Bóng Đá3927人已围观

简介Hàng hóa XNK tại cảng Cát Lái. Ảnh: Thu Hòa. Báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán BSC về ngành ...

du dia tang truong lon cho nganh cang bien

Hàng hóa XNK tại cảng Cát Lái. Ảnh: Thu Hòa.

Báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán BSC về ngành cảng biển cho thấy,ưđịatăngtrưởnglớnchongànhcảngbiểbetis – girona năm 2017, các cảng có độ mớn nước sâu sẽ được hưởng lợi từ xu hướng sáp nhập của các hãng tàu thế giới. Theo đó, trong năm 2016, ngoài Hanjin phá sản, các hãng tàu cũng thực hiện sáp nhập hoặc tham gia các liên minh hàng hải, như sáp nhập hai hãng tàu lớn nhất Trung Quốc là COSCO và China Shipping, CMA-CGM mua lại APL và sáp nhập của HapagLloyd với hãng tàu UASC. Đồng thời, các hãng tàu cũng tăng cường sử dụng các tàu có trọng tải lớn nhằm tối ưu hóa khả năng chuyên chở, giảm thiểu chi phí. Vì vậy, trong năm 2017, nguồn hàng xuất nhập khẩu của các cảng nhỏ, có độ mớn nước thấp, chiều dài cầu cảng ngắn sẽ khó khăn và phải chuyển hướng sang tìm kiếm nguồn cầu từ nguồn hàng nội địa.

Đồng quan điểm này, các chuyên gia của Công ty chứng khoán VCBS cũng cho rằng, sự sáp nhập của các hãng tàu quốc tế sẽ có tác động tích cực tới khu vực Cái Mép – Thị Vải. Cuối năm 2016, 3 hãng tàu lớn của Nhật Bản là K Line, MOL và NYK đã thông báo sáp nhập thành một hãng tàu duy nhất J Lines. Ngoài việc tránh rủi ro phá sản như Hanjin, sự sáp nhập này dự báo sẽ làm gia tăng sản lượng hàng hóa tại khu vực Cái Mép Thị Vải khi MOL đang có vốn đầu tư tại cả 2 cảng nước sâu là Tân Cảng Cái Mép và Lạch Huyện. Hiện nay, sản lượng hàng container (chưa tính sản lượng xà lan) tại cụm Cái Mép – Thị Vải mới đạt khoảng 30% công suất thiết kế, trong khi công suất khu vực Cát Lái tại TP.HCM đạt khoảng 70%.

Bên cạnh đó, nhu cầu về kho bãi trong năm 2017 sẽ tiếp tục tăng cao nhờ ngành hàng tiêu dùng nhanh dự báo tiếp tục tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2017. Cùng với đó thương mại điện tử được dự báo sẽ đạt khoảng 2,08 tỉ USD với tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm (theo Công ty Nghiên cứu Thị trường eMarketer). Sự cải thiện hệ thống giao thông kết nối giữa khu cảng Cái Mép với TP.HCM, Biên Hòa cũng sẽ giúp kho bãi trong khu vực này hưởng lợi. Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải hiện là cụm cảng duy nhất ở Việt Nam có các chuyến tàu mẹ chở contaner đi thẳng châu Âu, châu Mỹ mà không phải trung chuyển qua nước thứ ba.

Trong khi đó, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) lại chỉ ra rằng, Chính phủ đang tìm cách thu hút FDI vào miền Bắc bằng cách tập trung phát triển cơ sở hạ tầng. Qua đó kích thích các hoạt động logistics tại khu vực cảng Hải Phòng với việc nhập khẩu máy móc và linh kiện tăng mạnh để phục vụ xây dựng các nhà máy mới, đồng thời kích thích thương mại một khi các nhà máy này đi vào hoạt động phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, theo VCBS, mức độ hưởng lợi dự báo sẽ phân hóa giữa các cảng do khu vực Hải Phòng hiện chỉ có 4 cảng chưa đạt công suất tối đa là cảng Tân Vũ và cảng Chùa Vẽ trực thuộc cảng Hải Phòng, cảng Nam Hải Đình Vũ và cảng Vip Green. Cảng Vip Green mới đi vào vận hành từ cuối 2015 do đó dư địa tăng trưởng vẫn còn rất lớn, trong khi cảng Nam Hải Đình Vũ mở rộng công suất nhờ việc Nam Hải Logisitics đi vào hoạt động.

Về dài hạn, theo quy hoạch cảng biển 2020 - 2030, sản lượng container qua cảng tại Hải Phòng dự báo tăng khoảng 10% mỗi năm. Cụ thể, tổng sản lượng hàng hóa qua Hải Phòng năm 2020 dự báo sẽ đạt 109 - 114 triệu tấn/năm, trong đó hàng container khoảng 5,84 - 6,2 triệu TEUs/năm, tương ứng với tốc độ tăng trưởng trung bình CAGR khoảng 9% - 10,3%. Nếu duy trì tốc độ tăng khoảng trưởng tối thiểu 10%, dự kiến cung – cầu sẽ đạt mức cân bằng khoảng 4,7 triệu TEUs vào năm 2017. Tuy nhiên, từ 2018, nguồn cung sẽ được bổ sung đáng kể khi Cảng Lạch Huyện đi vào hoạt động giai đoạn 1 với công suất hàng container là 1,1 triệu TEUs. Bên cạnh đó, cảng Nam Đình Vũ dự kiến sẽ khởi công xây dựng 2 cầu bến container đầu tiên có tổng công suất 600.000 TEUs vào cuối năm nay và hoàn thành vào cuối 2017.

Với triển vọng khả quan như trên, các công ty cảng biển và cảng hàng không cũng sẽ hưởng lợi nhờ nhập khẩu trang thiết bị, linh kiện và xuất khẩu thành phẩm tăng, qua đó kích thích lưu lượng hàng hóa vận chuyển. Theo đó, VCSC dự báo năm 2017 dự kiến sẽ là một năm đầy thành công của Công ty CP Gemadept (GMD) nhờ hoạt động tại cụm cảng tại Hải Phòng tăng, đồng thời hệ thống trung tâm phân phối phát triển nhanh chóng. Theo đó, doanh thu từ lĩnh vực cảng biển của GMD sẽ tăng 10 - 11% trong năm 2017, trong đó lượng container tại Nam Hải - Đình Vũ tăng 17%-18%. Ngoài ra, tại thời điểm cuối năm 2016, cùng với diễn biến khá tiêu cực của thị trường, giá cổ phiếu GMD đã giảm xuống mức khá hấp dẫn. Diễn biến này cùng với những triển vọng tích cực trong năm 2017 sẽ mang tới cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư vào cổ phiếu GMD.

VCSC cũng dự báo năm 2017 sẽ là năm đảo chiều của Công ty CP Tập đoàn Container Việt Nam (VSC) khi công suất cảng Vip Green tăng mạnh. Nhờ vị trí đắc địa, lại là cảng được trang bị hiện đại nhất tại hạ nguồn, cảng Vip Green sẽ thu hút thêm nhiều hãng tàu mới. Dự báo lưu lượng hàng hóa qua cảng Vip Green sẽ tăng trưởng 93%, trung bình hoạt động với 79% công suất trong cả năm đối với cả hai cầu cảng, qua đó đạt tăng trưởng doanh thu 95%. Theo đó, tổng lượng hàng hóa qua các cảng của VSC dự kiến sẽ tăng 50% trong năm 2017, qua đó giúp tổng doanh thu của công ty tăng 33% so với năm trước.

Tags:

相关文章