当前位置:首页 > World Cup > 【kq bđ y】Đã giải ngân 5.700 tỷ đồng cho 19 địa phương dân tộc, miền núi phía Bắc

【kq bđ y】Đã giải ngân 5.700 tỷ đồng cho 19 địa phương dân tộc, miền núi phía Bắc

2025-01-28 12:08:22 [Thể thao] 来源:Empire777
Ủy viên Trung ương Đảng,ĐãgiảingântỷđồngchođịaphươngdântộcmiềnnúiphíaBắ<strong>kq bđ y</strong> Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Đinh Thị Phương Lan, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr đồng chủ trì Hội nghị
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TL

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đại biểu của 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là một chủ trương lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, củng cố và giữ vững niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.

Trên tinh thần nhìn thẳng vào những vướng mắc, lắng nghe ý kiến của cơ sở, những chia sẻ tại hội nghị lần này giúp gợi mở nhiều vấn đề để rút kinh nghiệm triển khai thực hiện trong thời gian tới. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đề nghị Ban Dân tộc các tỉnh cần nghiên cứu văn bản kỹ để tham mưu cho UBND tỉnh có chỉ đạo, hướng dẫn cấp cơ sở thực hiện đúng tiến độ và phát huy hiệu quả chương trình. Các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện; chấp hành nghiêm chế độ báo cáo tiến độ cụ thể, chi tiết để kịp thời tháo gỡ, chỉ đạo.

Sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Các nguồn lực, chính sách của Chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thông qua đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm. Cùng với việc thực hiện các chính sách dân tộc và các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đã thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng cao; công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực.

Từ năm 2021 đến 31/5/2023, 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình gần 5.700 tỷ đồng, đạt hơn 21,46%. Trong số kinh phí đã được giải ngân trên, số vốn giải ngân của 4 tỉnh thực hiện Chương trình bằng nguồn ngân sách địa phương tự cân đối đạt hơn 2.100 tỷ đồng (chiếm 66,70%).

Đến hết năm 2023, Chương trình hoàn thành các mục tiêu quan trọng như: 99,2% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa đạt trung bình 91,7%; tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt trung bình 90,1%; tỷ lệ trạm y tế được xây dựng kiên cố đạt trung bình 92,3%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt trung bình 98,6%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề đạt trung bình 54,7%; tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt trung bình 92,8%; tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt trung bình 92%...

Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu những khó khăn, hạn chế trong việc triển khai Chương trình, trong đó việc phân bổ vốn tại các địa phương chậm, ảnh hưởng đến công tác thực hiện và giải ngân năm 2022, nhất là đối với các dự án quy mô lớn.

Công tác nắm thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình gặp những hạn chế liên quan việc đến nhiều địa phương chậm thực hiện báo cáo việc giao kế hoạch vốn, tiến độ ban hành kế hoạch, khối lượng nhiệm vụ triển khai và tiến độ giải ngân thực hiện.

Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan tại địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chương trình và tham mưu cấp có thẩm quyền rà soát, sửa đổi, bổ sung còn những bất cập, hạn chế, khó khăn, tồn tại và ban hành các văn bản đôi lúc còn chậm, chưa kịp thời.../.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读