【bxh indonesia】Sớm phát triển thị trường tín chỉ carbon

 人参与 | 时间:2025-01-25 04:34:09

Báo Cà MauTrong bối cảnh nhiều quốc gia cam kết về lộ trình hướng đến mục tiêu giảm phát thải nhà kính về mức 0 (Net Zero), thị trường mua, bán, trao đổi tín chỉ carbon có xu hướng nóng lên. Tuy nhiên, việc mua, bán, trao đổi này đang gặp nhiều khó khăn, do thiếu khung pháp lý, hướng dẫn kỹ thuật quy định chi tiết về chuyển nhượng, chia sẻ lợi ích, xác định giá tín chỉ carbon...

  • Xuất khẩu tín chỉ carbon rừng: Tiềm năng chưa được khai thác
  • Hướng mở phát triển thị trường rừng ngập mặn từ việc thu tín chỉ carbon

Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, cho biết: "Tỉnh hiện có trên 143.000 ha rừng và đất rừng, trong đó có trên 94.000 ha rừng với 3 hệ sinh thái: ngập lợ, ngập mặn và rừng cụm đảo. Ðặc biệt, rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm U Minh Hạ có nhiều tiềm năng, lợi thế trong hình thành, phát triển thị trường tín chỉ carbon".

Thị trường carbon là nơi diễn ra các giao dịch về việc mua bán, trao đổi tín chỉ carbon giữa các công ty, đơn vị, tổ chức hoặc giữa các quốc gia. Là cơ chế tạo nguồn lực để thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang nền kinh tế trung hoà carbon.

Theo các chuyên gia, hiện nay, trên thị trường có trên 170 loại tín chỉ carbon đang được sử dụng. Các loại hình tín chỉ này được tạo ra thuộc 8 lĩnh vực: các dự án lâm nghiệp và sử dụng đất, năng lượng tái tạo, xử lý rác thải, tiết kiệm năng lượng và chuyển đổi nhiên liệu đầu vào... Nếu các dự án được triển khai thực hiện sẽ góp phần giảm phát thải nhà kính, phát triển sinh kế cho người dân.

Cây rừng trồng càng lâu sẽ tạo ra tín chỉ carbon càng nhiều.

Khi được giao dịch trên thị trường, tín chỉ carbon trở thành một loại hàng hoá, nhưng để xác định chất lượng hàng hoá này thì không hề đơn giản. Các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực này nhận định, khó khăn nhất trong câu chuyện xây dựng thị trường là định giá xác định tín chỉ carbon.

Tiến sĩ Hồ Vũ Khanh, Trưởng nhóm Nghiên cứu đánh giá lưu trữ carbon, Bộ môn Khoa học và Môi trường, Trường Ðại học Cần Thơ, cho biết, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự suy thoái của môi trường không chỉ tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của các quốc gia. Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung với các quốc gia trên thế giới, buộc phải nỗ lực thực hiện các biện pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

“Tín chỉ carbon được tạo ra từ các dự án giảm phát thải khí nhà kính, đồng nghĩa với giảm mất rừng và suy thoái rừng; tăng cường hoạt động khoanh nuôi, trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng; tái tạo thảm thực vật; tuổi cây rừng càng lớn thì tín chỉ  carbon càng cao. Chủ rừng có thể quy đổi lượng hấp thụ khí CO2 từ diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra tín chỉ carbon. Tín chỉ này đang được giao dịch, trao đổi trên thị trường như một loại hàng hoá”, Tiến sĩ Khanh thông tin thêm.

Sản xuất tôm - rừng được đánh giá là mô hình hiệu quả trước biến đổi khí hậu và giảm phát tải khí nhà kính, tạo ra nhiều tín chỉ carbon. Ảnh: HUỲNH LÂM

Nghị định số 06/2022/NÐ-CP ngày 7/1/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước chia thành 2 giai đoạn.

Theo đó, giai đoạn đến hết năm 2027, xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng, hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật, điều ước quốc tế.

Giai đoạn từ năm 2028, tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức trong năm 2028; quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cam kết Việt Nam đang nỗ lực đưa mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và nhiều cam kết khác có liên quan đến biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính. Do đó, việc tính toán, xác định, phát huy tín chỉ carbon là việc làm cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Mặc dù hiện nay Nhà nước đã hình thành khung cơ sở pháp lý để phát triển thị trường tín chỉ carbon, nhưng đây là lĩnh vực mới, các địa phương, trong đó có tỉnh Cà Mau, đang đối mặt với nhiều khó khăn. Trong đó, quan trọng nhất là cụ thể hoá các nội dung phù hợp với điều kiện thực tế để từng bước hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để đưa thị trường tín chỉ carbon phát triển rộng rãi, tạo thêm sinh kế, thu nhập cho người dân sinh sống dưới tán rừng và bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng sản xuất xanh và bền vững.

"Việc triển khai thực hiện dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon, mỗi năm, địa phương sẽ có thêm nguồn tài chính đáng kể, bền vững, phục vụ công tác quản lý, trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả, giúp giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước đầu tư vào ngành lâm nghiệp... Do đó, ngay từ bây giờ, cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về kiểm đếm, chứng nhận giao dịch về tín chỉ carbon. Có như vậy, Cà Mau cũng như các địa phương khác dễ triển khai, phát huy được tiềm năng về kinh tế rừng", ông Châu Công Bằng đề xuất./.

 

Trung Ðỉnh

 

顶: 291踩: 4727