【nữ úc】Nhiệm vụ thực hiện công tác pháp chế năm học 2016
Công tác xây dựng,ng tnữ úc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp pháp luật
Lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh trong lĩnh vực giáo dục; Chủ trì soạn thảo hoặc cử cán bộ, công chức tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp tỉnh liên quan đến lĩnh vực giáo dục ở địa phương; tham gia góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Về công tác kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết và phối hợp với ban pháp chế, sở tư pháp giúp HĐND, UBND cấp tỉnh trong công tác tự kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục do HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành. Thực hiện tự kiểm tra, xử lý văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật do mình ban hành. Chủ trì, phối hợp với ban pháp chế HĐND, Giám đốc Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục do HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành. Kiến nghị HĐND, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
Tiếp tục lồng ghép việc triển khai, tuyên truyền Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tổ chức phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới về giáo dục, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và các quy định pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên môn pháp luật, môn giáo dục công dân, báo cáo viên và cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường chỉ đạo điểm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Chỉ đạo triển khai chương trình phổ biến, giáo dục ngoại khóa do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa; sáng tạo và tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tiếp tục bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng bổ sung, cập nhật thông tin phổ biến, giáo dục trên trang thông tin điện tử của các sở giáo dục - đào tạo, cơ sở giáo dục; đánh giá và khen thưởng các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả của cơ sở về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.
Công tác theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật:
Thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực giáo dục ở địa phương theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; triển khai có hiệu quả Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác xử lý vi phạm hành chính tại đơn vị.
Kết hợp chặt chẽ giữa công tác theo dõi thi hành pháp luật với tăng cường hoạt động kiểm tra việc thực hiện pháp luật để kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc kiểm tra, xử lý việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Xây dựng báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực giáo dục ở địa phương gửi Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Công tác bồi thường của nhà nước và cải cách thủ tục hành chính:
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết bồi thường thuộc trách nhiệm của đơn vị theo quy định Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đề nghị Sở Tư pháp tại địa phương hướng dẫn về nghiệp vụ trong việc giải quyết các vụ việc phát sinh liên quan đến công tác bồi thường. Báo cáo, thống kê, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi thường nhà nước trong trong lĩnh vực giáo dục ở địa phương theo yêu cầu của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Công tác cải cách thủ tục hành chính: Tổ chức thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính: công bố các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý; niêm yết đầy đủ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định; công khai nội dung và địa chỉ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của cá nhân, tổ chức. Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết theo kế hoạch hoặc theo sự chỉ đạo của UBND cấp tỉnh.
相关文章
Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96% Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là t2025-01-27158 thí sinh tham gia kỳ thi Cambridge
Thí sinh đang thi nói với giám khảo David Wright.Kỳ thi2025-01-27Trách nhiệm quản lý về giáo dục của UBND xã
Xây dựng và trình HĐND cấp xã duyệt kế ho2025-01-27Tuổi trẻ Đồng Phú bàn giao nhà tình thương cho 2 hộ DTTS
Trao bảng tượng trưng tặng nhà tình thương cho h2025-01-27Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông về kết quả đầu tư hệ thố2025-01-27Thầy làm đường cho trò tới trường
Các thầy giáo Trường tiểu học Võ Thị S&aacut2025-01-27
最新评论