【nhận định brentford】ĐBSCL nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh để phát triển doanh nghiệp
TheĐBSCLnỗlựccảithiệnmôitrườngkinhdoanhđểpháttriểndoanhnghiệnhận định brentfordo VCCI, thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2015 đối với các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay không thay đổi nhiều so năm trước. Đồng Tháp tiếp tục dẫn đầu ĐBSCL với 65,33 điểm (tăng 1,11 điểm), hai tỉnh đứng vị trí thứ hai và thứ ba là Long An, Kiên Giang với 60,86 điểm (giảm 0,51) và 60,31 điểm (giảm 0,79 điểm). Địa phương có thứ hạng vượt lên ngoạn mục đối với các tỉnh là Sóc Trăng từ vị trí 10 tăng lên 3 bậc đứng ở vị trí thứ 7 ĐBSCL, kế tiếp là Bến Tre từ vị trí thứ 5 lên tăng 1 bậc đứng ở vị trí thứ 4 và đẩy Cần Thơ xuống vị trí thứ 5. An Giang cũng tăng lên 1 bậc từ vị trí thứ 11 tăng lên vị trí thứ 10.
Nhận định về công tác cải thiện môi trường kinh doanh tại ĐBSCL, đại diện VCCI cho rằng chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố đã tiếp tục thể hiện tính tiên phong, năng động trong hoạt động điều hành, có thể nhận thấy thông qua cái nhìn tích cực của nhiều doanh nghiệp trong vùng. Đặc biệt, bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh cấp tỉnh (PCI) lần thứ 11 vừa được VCCI công bố Đồng Tháp tiếp tục giữ vị trí thứ 2 cả nước. Trong số 10 chỉ số thành phần được đánh giá tốt nhất, ĐBSCL góp mặt ở 7 vị trí.
Trong thời gian tới, theo các đại biểu tham dự hội thảo, các tỉnh ĐBSCL cần xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh ở tầm nhìn khu vực, có chiến lược và phản ứng mới trong hội nhập, kịp thời cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và chuyển từ tư duy tháo gỡ khó khăn sang tạo thuận lợi để doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Riêng đối với doanh nghiệp ĐBSCL cần chủ động tìm hiểu thông tin, nội dung về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP và các hiệp định thương mại quốc tế khác để chủ động trong hội nhập. Ngoài ra, doanh nghiệp trong khu vực ĐBSCL cần chủ động tìm hiểu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, hiệp hội, nâng cao năng lực cạnh tranh.