您的当前位置:首页 > World Cup > 【công an hà nội vs hải phòng】Doanh nghiệp chịu thua thiệt khi làm việc với ngân hàng 正文

【công an hà nội vs hải phòng】Doanh nghiệp chịu thua thiệt khi làm việc với ngân hàng

时间:2025-01-09 13:56:19 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Ngân hàng ưu đãi doanh nghiệp xuất nhập khẩuNgân hàng “bung” tín dụng ưu đãi, doanh nghiệp vẫn than công an hà nội vs hải phòng

Ngân hàng ưu đãi doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Ngân hàng “bung” tín dụng ưu đãi,ệpchịuthuathiệtkhilàmviệcvớingânhàcông an hà nội vs hải phòng doanh nghiệp vẫn than khó
Doanh nghiệp chịu thua thiệt khi làm việc với ngân hàng
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội nghị

Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Cơ khí - điện TPHCM cho biết, có nhiều ngân hàng sau một thời gian duy trì lãi suất khá tốt thì bắt đầu tăng lãi. Do đó, doanh nghiệp phải chuyển sang vay ở ngân hàng khác có lãi suất tốt hơn. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề muốn rút tài sản đảm bảo để chuyển sang ngân hàng khác thì lại gặp muôn vàn khó khăn. Bên cạnh đó, có thời điểm doanh nghiệp đã được cấp hạn mức vay để nhập máy móc thiết bị, nhưng khi hàng về đến cảng, ngân hàng lại chậm trễ giải ngân, khiến doanh nghiệp phải tốn thêm hàng trăm triệu đồng cho chi phí lưu kho, lưu bãi tại cảng. “Trong quan hệ với ngân hàng, doanh nghiệp luôn phải chịu thua thiệt” – ông Tống chia sẻ.

Bà Lâm Thuý Ái, Chủ tịch HĐTV Công ty Sản xuất - Thương mại Mebipha cho biết, Mebipha thuê đất ở khu công nghiệp để xây dựng nhà xưởng sản xuất kinh doanh. Hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm nhưng phía công ty bà đã trả một gói thuê dài hạn cho ban quản lý khu công nghiệp. Nhưng khi liên hệ ngân hàng để vay vốn thì công ty bị trả hồ sơ với lý do không nhận thế chấp miếng đất thuê trong khu công nghiệp. “Đây là khó khăn chung mà các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất kinh doanh ở các khu công nghiệp đang gặp phải” – bà Lâm Thuý Ái cho biết.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nêu lên những khó khăn trong việc thế chấp tài sản là đất nông nghiệp, đất tại các tỉnh, thành khác ngoài TPHCM. Cụ thể, ngân hàng thường định giá thấp và xét duyệt hồ sơ khó khăn, phải mất 1,5-2 tháng mới hoàn thành hồ sơ.

Doanh nghiệp chịu thua thiệt khi làm việc với ngân hàng
Doanh nghiệp nêu khó khăn về vốn, lãi suất tại hội nghị

Trước ý kiến của các doanh nghiệp tại hội nghị, ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM yêu cầu các ngân hàng thương mại tiếp cận doanh nghiệp để nắm thông tin. Đồng thời sắp tới NHNN chi nhánh TPHCM sẽ tổ chức cuộc họp 3 bên để trao đổi, tháo gỡ. Ông Tuấn khẳng định, trong trường hợp doanh nghiệp bị ngân hàng thương mại từ chối cho vay với lý do không chính đáng thì ngân hàng đó sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Ông Lâm Việt Anh, Phó giám đốc BIDV chi nhánh Chợ Lớn cũng cho biết, đất nông nghiệp có thành khoản không cao, nên khi thẩm định ngân hàng phải xem xét nhiều yếu tố khác như cầm cố khoản phải thu, công nợ, cầm cố tài sản của bên thứ ba để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng OCB cũng thông tin, hiện lãi suất cho vay của các ngân hàng đang giảm rất nhanh. Ngay ngày hôm qua (27/2), lãi suất đã giảm đồng loạt 0,5% trên toàn hệ thống. Cách đây 3 tuần, OCB cũng đã thực hiện giảm 2% lãi suất, đặc biệt là các khách hàng vay vốn lưu động.

Lắng nghe các ý kiến của doanh nghiệp tại hội nghị, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đánh giá việc chia sẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp vẫn chưa thực sự thẳng thắn để giải quyết rõ ràng các vấn đề vướng mắc.

“Những năm trước, các cuộc đối thoại giữa chính quyền TPHCM với doanh nghiệp đều ghi nhận rất nhiều vướng mắc Hải quan. Nhưng tại đối thoại năm nay, không có vướng mắc nào trong lĩnh vực này được nêu lên. Đó chính là kết quả của việc lắng nghe và tháo gỡ vướng mắc. NHNN chi nhánh TPHCM cần tổ chức đối thoại nhiều hơn để hai bên hiểu nhau hơn, từ đó có thể hợp tác trên tinh thần đôi bên cùng có lợi” – ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Ông Võ Minh Tuấn cho biết, năm nay là năm thứ 11 TPHCM tổ chức chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp. Chương trình đã phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

Cụ thể, trong lần tổ chức đầu tiên vào năm 2012, chương trình có 84 khách hàng tham gia với số tiền kết nối là 685 tỷ đồng. Đến năm 2022, số khách hàng tham gia đạt tới 32.500 khách hàng, nâng tổng số khách hàng tham gia sau 10 năm lên trên 157.000 khách hàng; số tiền kết nối đạt 568.000 tỷ đồng, nâng tổng số tiền luỹ kế lên gần 3 triệu tỷ đồng.

Trên cơ sở kết quả đã đạt được, Chương trình Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp năm 2023 sẽ gắn với hoạt động hỗ trợ 2% lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31 và Thông tư 03/2022 của NHNN. Chương trình cũng sẽ tập trung vào kết nối chuyên đề theo một số lĩnh vực như: gắn kết các hợp đồng ký kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp với chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm; gắn kết chương trình kết nối với hoạt động cho vay 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên; tăng cường thêm các hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp với chính quyền các quận, huyện và TP Thủ Đức.

Tại Hội nghị, 16 ngân hàng thương mại tại TPHCM đã ký cam kết cho 64 doanh nghiệp vay 11.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay ngắn hạn 7%/năm và trung, dài hạn 10%/năm.