Tìm cách thích ứng với giá xăng,úitiềnquotquốsoi kèo tot vs dầu tăng cao | |
Hàng trăm cửa hàng kinh doanh xăng dầu ký cam kết không vi phạm | |
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Thiếu hụt xăng dầu chỉ là cục bộ |
Tuy nhiên, đã có chuyên gia cảnh báo rằng, giảm thuế xăng dầu sẽ làm giảm nguồn thu của ngân sách nhà nước, giảm các khả năng chi tiêu của Chính phủ cho các mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và hỗ trợ an sinh xã hội, giúp đỡ những nhóm lao động yếu thế trong xã hội.
Nhìn thẳng thực tế, trước thực tế giá xăng dầu tăng cao liên tục do căng thẳng địa chính trị trên thế giới đang gây áp lực cho người dân và doanh nghiệp, một lần nữa Chính phủ lại phải đứng trước lựa chọn.
Mới đây, Bộ Tài chính đã gửi các bộ, ngành liên quan để lấy ý kiến dự thảo tờ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Cụ thể, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2022 với các mức giảm thuế: giảm 1.000 đồng/lít đối với mặt hàng xăng; giảm 500 đồng/lít đối với dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn. Theo tính toán của Bộ Tài chính, đề xuất này sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước cả năm khoảng 15.976 tỷ đồng.
Thực tế, ngay từ thời gian đầu xảy ra dịch Covid-19 tại Việt Nam, kinh tế - xã hội trong nước đã bị ảnh hưởng tiêu cực. Chính phủ ngay lập tức đã chỉ đạo Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến thực tế, đồng thời thu thập, tổng hợp các giải pháp được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới; trên cơ sở rà soát hệ thống pháp luật hiện hành để kịp thời đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ phù hợp. Trong suốt thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai toàn diện chính sách tài khóa, linh hoạt kết hợp giữa chính sách về miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế, phí với các gói hỗ trợ trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp. Các chính sách này được triển khai kịp thời đã giúp giảm khó khăn cho các đối tượng chịu tác động cũng như hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô.
Dù biết rằng, cắt giảm thuế, phí sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến “túi tiền quốc gia”, nhưng trong những hoàn cảnh đặc biệt, Bộ Tài chính luôn cân nhắc đề xuất các cấp có thẩm quyền chính sách ưu đãi thuế cho người dân và doanh nghiệp. Kỳ vọng rằng, những hỗ trợ về chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ góp phần “nhấc gánh nặng" khỏi đôi vai doanh nghiệp và người dân để cùng nhau vượt qua khó khăn, từng bước vun đắp “quả ngọt” khi nền kinh tế phục hồi.