【đá banh trực tiếp việt nam hôm nay】Những định kiến vu vơ
Hồi chị còn làm trưởng phòng kinh doanh của công ty,ữngđịnhkiếnvuvơđá banh trực tiếp việt nam hôm nay phòng của chị có một anh lính trẻ thử việc, rất năng nổ, hoạt bát, giao việc gì cho anh này chị cũng yên tâm vì khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Hết thời gian thử việc, chị tin chắc anh lính trẻ sẽ được ký hợp đồng dài hạn vì bản nhận xét rất thiện chí của chị và điều quan trọng là anh ta đã chứng tỏ được năng lực của mình.
Đùng một cái, sếp nói không ký hợp đồng với anh này. Lý do sếp đưa ra là vì chưa gì anh ta đã tỏ ra lanh chanh, góp ý này nọ để cải tiến quy trình quản lý trong công ty. Chị rất bất bình vì cách sử dụng người của sếp. Có những người sắp nghỉ hưu mà chưa hiến được kế gì hữu ích cho công ty. Còn một nhân viên thử việc mà đã dám nghĩ dám làm, dám góp ý với lãnh đạo chứng tỏ anh ta vừa có khả năng chuyên môn tốt, vừa có bản lĩnh hơn người. Nhưng chị chỉ là một trưởng phòng phụ trách anh ta, còn tới bốn ông trưởng phòng khác giơ tay theo sếp nên chị đành ngậm ngùi chia tay một cộng sự tốt. Mãi sau này, qua trưởng phòng nhân sự, chị mới biết lý do đích thực anh lính trẻ bị loại là do tuổi của anh ta xung với tuổi của sếp. Không những thế, trên mặt anh ta còn có một nốt ruồi mọc không đúng chỗ, mà theo sách tướng số thì cái nốt ruồi ấy thể hiện sự phản chủ. Sếp chị là người đa mưu, lại có tính phòng xa, không chờ nước đến chân mới nhảy nên loại bỏ trước mầm mống gây họa cho mình!
Thế mà tết Giáp Ngọ vừa rồi, con gái chị mang về ấn vào tay chị một cuốn sách tướng số, nói hay lắm mẹ đọc đi. Không một chút trù trừ, chị xếp ngay cuốn sách đó vào giá sách, chỗ khuất nhất. Chị không muốn bất chợt một lúc nào đó tiện tay lấy ra đọc một vài trang, những điều người ta viết trong sách sẽ lấy mất của chị sự thanh thản. Chị muốn đánh giá con người bằng sự cảm nhận trực tiếp chứ không dựa vào tướng số. Bởi trong mỗi con người, mầm nghi kỵ đã rất tiềm tàng, chỉ cần tưới tắm loại tư tưởng tướng pháp này thì không lâu sau sẽ sinh sôi nảy nở ra những thứ thành kiến, mà thành kiến rồi thì đâu còn khách quan mà cảm nhận, đánh giá nữa!
Chị nhớ có lần đứa cháu họ dẫn về một cô gái để ra mắt gia đình. Cô gái khá linh lợi, xinh xắn, nói năng có duyên và đã có việc làm ổn định ở một công ty nước ngoài. Bà chị họ có phần ưng ý, nhưng vẫn hỏi tham khảo chị thấy thế nào. Chị khen cô gái, nhưng lại nói thêm sao còn trẻ mà đã xăm chân mày và sơn móng tay móng chân. Chị không thể ngờ cái vế thêm chẳng ăn nhập ấy của chị đã góp phần chia rẽ một đôi lứa, bởi bà chị họ đã dịch nó ra đủ thứ, rằng cô gái sẽ chỉ chú ý đến bản thân mà quên mất chồng con, rằng trông cái chân mày xăm nó cứ điêu điêu thế nào...
Chị bỗng nghĩ ngày xưa, thời ông bà, cha mẹ của chị, cái sự ghét thương rất giản đơn và thường được mặc định rất rõ ràng ranh giới giữa ta với địch, kiểu “trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ, đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ”... chứ không vì những chuyện vu vơ, vặt vãnh như bây giờ. Chuyện nhân viên đi làm bằng ôtô trong khi sếp đi xe máy có vẻ như bất bình thường. Nhà của lính to hơn nhà của sếp lại càng thấy chướng. Và chẳng có học trò nào dám đứng lên góp ý cho thầy về cách giải một bài toán giản đơn nhất cho dù mình biết, bởi một định kiến bất di bất dịch: thầy phải luôn luôn giỏi hơn trò!
Làm sao có thể loại bỏ những định kiến vu vơ để đi đến lòng nhau!?
L.T