Lạm phát duy trì ở mức ổn định 4%
Chia sẻ tại buổi họp báo,ăngtrưởngcủaViệtNamsẽởmứctrongnăbongdaso6 ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, cho biết 2023 là một năm đầy biến động với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, do nhu cầu toàn cầu suy giảm và lãi suất quốc tế cao, cùng với các xung đột địa chính trị kéo dài đã cản trở sự tăng trưởng. Tăng trưởng GDP 2023 đã chậm lại còn hơn 5%, nhưng điều đáng mừng là đà tăng trưởng đã phục hồi mạnh vào quý cuối năm 2023 và tiếp nối trong quý đầu 2024.
Sự phục hồi tương đối toàn diện trong các ngành công nghiệp, chế biến xuất khẩu, dịch vụ và hoạt động ổn định của ngành nông nghiệp được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho đà phục hồi của Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kiều hối tích cực, thặng dư thương mại được duy trì, tiêu dùng trong nước phục hồi, kích thích tài khóa được tiếp tục với chương trình đầu tư công đáng kể được coi là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024.
Đại diện ADB tại buổi họp báo công bố báo cáo. Ảnh: Luyện Vũ |
“Theo phân tích và dự báo của chúng tôi, GDP của Việt Nam sẽ phục hồi và đạt mức 6% vào năm 2024 và tiếp tục tăng lên 6,2% trong năm 2025, đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực cùng với Ấn Độ, Bangladesh và Philippines… Lạm phát được duy trì ổn định ở mức 4% cho cả 2 năm” - ông Shantanu Chakraborty thông tin.
Phân tích rõ hơn về những động lực tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024, ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB Việt Nam, cho biết khi nhìn vào động lực hỗ trợ cho tăng trưởng có thể thấy, khu vực dịch vụ vẫn duy trì được đà tăng trưởng của những năm trước.
Theo ADB, lãi suất thấp hơn, các biện pháp tài khóa hỗ trợ tăng trưởng và khung pháp lý liên quan tới đất đai được cải thiện gần đây sẽ hỗ trợ ngành xây dựng trong các quý tiếp theo của năm 2024. |
“Điều rất tích cực là khi nhìn vào phần sản xuất, do động lực phục hồi xuất khẩu nên đầu năm 2023 rất khó khăn, từ nửa cuối 2023 đã phục hồi và tiếp tục duy trì tới quý đầu 2024. Đây là cơ sở để tin tưởng rằng, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 tiếp tục duy trì được đà phục hồi” - ông Hùng cho biết.
Tiếp đó, đầu tư công vẫn là một động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và việc triển khai hiệu quả đầu tư công có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng.
Theo ông Hùng, có thể thấy, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công so với kế hoạch tương đối ổn định, được thúc đẩy và có thể kỳ vọng đạt bằng các năm trước. Chính phủ vừa qua cũng đã có những nỗ lực thúc đẩy đầu tư công tốt hơn các năm trước. Với những kỳ vọng như vậy, hoàn toàn có thể trông đợi vào thành tích tốt hơn trong năm 2024, tạo ra lực đẩy tích cực cho tăng trưởng.
Lưu ý một số rủi ro có thể cản đà tăng trưởng
Theo ông Nguyễn Bá Hùng, triển vọng tổng thể của kinh tế Việt Nam trong năm 2024 là vừa lạc quan, vừa thận trọng nhờ có sự phục hồi tương đối toàn diện ở các ngành, chính sách tiền tệ và tài khóa hỗ trợ.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng vững chắc trong năm nay và có tốc độ cao hơn một chút trong năm tới, nhưng có một số rủi ro sụt giảm bên ngoài có thể cản trở đà tăng trưởng của Việt Nam.
Dự báo tăng trưởng của ADB cho Việt Nam và các nước trong khu vực. Ảnh chụp: Luyện Vũ |
Một trong những rủi ro, theo ông Nguyễn Bá Hùng, là nhu cầu toàn cầu suy yếu do tốc độ phục hồi kinh tế chậm ở các nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam và căng thẳng địa chính trị quốc tế vẫn đang tiếp diễn. Cả 2 yếu tố này sẽ làm chậm quá trình phục hồi tăng trưởng chế biến xuất khẩu của Việt Nam.
Rủi ro tiếp theo là việc trì hoãn bình thường hóa lãi suất tại thị trường Mỹ và các thị trường phát triển khác. Điều này sẽ tiếp tục gây áp lực lên tỷ giá hối đoái.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua đã bộc lộ những nguy cơ dễ đổ vỡ của cấu trúc trong nước. Chẳng hạn như sự phụ thuộc vào chế biến xuất khẩu do các doanh nghiệp FDI làm đầu tàu, thị trường vốn còn non trẻ mà hiện tại rất cần thiết phải phát triển hơn nữa, sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng ngân hàng và các yếu tố khác…
Nếu những rủi ro này được giải quyết kịp thời thì Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
“Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng với nhịp độ vững chắc trong năm nay và năm tới, bất chấp môi trường toàn cầu còn nhiều thách thức. Tuy nhiên, những bất ổn địa chính trị toàn cầu và các hạn chế mang tính cơ cấu của kinh tế trong nước có thể ảnh hưởng đến triển vọng này. Do đó, các biện pháp chính sách trong năm 2024 sẽ cần kết hợp các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng ngắn hạn để đẩy mạnh nhu cầu trong nước với các giải pháp cải thiện cơ cấu trong dài hạn nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững”- Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam ông Shantanu Chakraborty nhấn mạnh.
Theo ADB, mặc dù Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh đầu tư công và nâng cao hiệu quả thực thi, nhưng vẫn cần có các biện pháp mang tính hệ thống hơn nhằm cải thiện các quy trình pháp lý và quy định giảm bớt rào cản cho việc thực hiện dự án hiệu quả. |