【tigers fc vs】Đầu tư công trình ngăn mặn, chống hạn
Trước diễn biến hạn mặn phức tạp,Đầutưcngtrnhngănmặnchốnghạtigers fc vs các địa phương đã tranh thủ nhiều nguồn lực để đầu tư các công trình thủy lợi đảm bảo sản xuất trong mùa khô.
Công trình cống, trạm bơm kênh 1.000, ở ấp 6, kênh Ngang, thuộc địa bàn xã Hòa Mỹ, thi công đạt khoảng 80%.
Hàng năm, các địa phương đã đầu tư các công trình cống, đập, nạo vét kênh thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất trong mùa khô. Với mục tiêu trên, nhiều nguồn lực được huy động để đầu tư công trình. Theo Phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, để ứng phó hạn, mặn, huyện đã thực hiện 60 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất. Trong đó đã nạo vét xong 19 tuyến kênh, triển khai xong 2 trạm bơm, 24 nắp cống, 3 cống hở, người dân tự nạo vét 2 tuyến kênh (đã xong 1 tuyến); các công trình còn lại đã và chuẩn bị triển khai.
Công trình cống kết hợp trạm bơm kênh 1.000, ở ấp 6, kênh Ngang, thuộc địa bàn xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, đang được đầu tư xây dựng với kinh phí 1,9 tỉ đồng. Đến nay, công trình thi công đạt khoảng 80% tiến độ, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 4. Công trình sau khi vận hành sẽ phục vụ cho 500ha đất sản xuất nông nghiệp ở xã Hòa Mỹ, đáp ứng nhu cầu của người dân trong sản xuất.
Ông Trần Quốc Khiển, người dân ấp Mỹ Phú A, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Đang mùa khô hạn như hiện nay, được đầu tư cống kết hợp trạm bơm điện này bà con rất phấn khởi, kỳ vọng sẽ phục vụ tốt cho nhu cầu tích trữ nước đảm bảo tưới tiêu. Vào mùa mưa lũ, cống kết hợp trạm bơm cũng giúp tháo nước nội đồng để tránh ngập úng cục bộ. Thấy được nhiều lợi ích trên nên tôi hiến một phần đất để thi công công trình. Chỉ mong đến khi vận hành, cống, trạm bơm phát huy hiệu quả tích cực phục vụ sản xuất của bà con”.
Ông Trần Đình Thanh, Phó trưởng Trạm Thủy lợi huyện Phụng Hiệp, thông tin: Thời gian qua, xâm nhập mặn trên địa bàn huyện cao nhất vào ngày 10-2 là khoảng 1,6‰. Khi đó địa phương đã cho vận hành cống Hậu Giang 3, các cống đập dọc tuyến Quản lộ Phụng Hiệp… để ngăn nước mặn. Địa phương vẫn duy trì theo dõi diễn biến xâm nhập mặn hàng ngày ở các tuyến kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Hậu Giang 3, Lái Hiếu, kênh Xẻo Môn - Mỹ Thuận…, thường xuyên đưa ra khuyến cáo kịp thời cho bà con để đảm bảo sản xuất trong mùa khô.
Còn tại huyện Long Mỹ, sự cố vỡ 4 đập cải tiến vào tháng 2 đã được xử lý nhanh chóng, ảnh hưởng không đáng kể. Hệ thống các công trình ngăn mặn cũng đã được rà soát chặt chẽ để đảm bảo phục vụ sản xuất. Nhìn lại từ sau đợt xâm nhập mặn năm 2016 đến nay, các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm sử dụng nguồn lực của địa phương để hỗ trợ đầu tư các hạ tầng như hệ thống đê bao khép kín, trạm bơm, cống ngăn mặn, đập thời vụ, đập tạm trên những tuyến có nguy cơ bị ảnh hưởng mặn. Đối với người dân, chính quyền địa phương cũng tiếp tục vận động tuyên truyền tích trữ nước trong vườn, ruộng để đảm bảo cho sản xuất.
Các địa phương đang tập trung nạo vét kênh trữ ngọt phục vụ sản xuất trong mùa khô.
Trong buổi kiểm tra tình hình xâm nhâp mặn mới đây, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, nhận định: Qua các lần kiểm tra, trên địa bàn huyện Long Mỹ đã chủ động từ đầu mùa hạn mặn, rà soát các cống ngăn mặn cũng như các đập thời vụ để duy tu, bảo dưỡng, vận hành mang lại hiệu quả. Vừa qua, dù có sự cố xảy ra nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Về tình hình chung, xâm nhập mặn được dự báo không kém năm 2016. Cụ thể, năm 2016 nồng độ mặn cao nhất trên địa bàn Hậu Giang là 19,7‰, năm 2020 nồng độ mặn cao nhất đến thời điểm này ghi nhận được là 18,6‰. Thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp các địa phương thường xuyên gia cố, duy tu các công trình ngăn mặn, đồng thời có khuyến cáo kịp thời cho người dân. Dự báo xâm nhập mặn, hạn hán có thể kéo dài đến tháng 5, nếu không có mưa sớm thì hạn, mặn sẽ còn diễn biến phức tạp. Do đó, các địa phương cần có thông tin phổ biến để người dân trữ nước phục vụ tưới tiêu đối với rau màu đang canh tác trong mùa khô năm nay.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng: Thực tế đến thời điểm này, chúng ta thấy đợt mặn năm 2020 thiệt hại thấp hơn nhiều so với năm 2016. Đây là cơ sở đánh giá kết quả, hiệu quả của việc đầu tư các hạng mục công trình và nhận thức của người dân cùng với chính quyền trong công tác phòng chống hạn mặn. Hy vọng trong thời gian tới, các ngành, địa phương sẽ ngày càng rút được kinh nghiệm trong phòng chống hạn, mặn, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại trong sản xuất cũng như đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh.
Bài, ảnh: KỲ ANH
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/932c298242.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。