Sau cuộc chiến với người Bull,tỷ số kyoto sanga Fuller đóng quân tại Ấn Độ và được mời giảng dạy tại các trường quân sự. Những bài giảng, bài nói chuyện hay sách do Fuller viết đều thu hút giới nghiên cứu quan tâm nhưng lại bị các nhà quân sự phê phán, vì sự đố kỵ. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Fuller tham gia quân đội Pháp và giữ nhiều chức vụ khác nhau. Sau khi nghiên cứu chiến trường, Fuller nhận thấy cần có loại vũ khí mới mang tính đột phá để giành chiến thắng. Năm 1916, Fuller lần đầu tiên sử dụng xe tăng vào cuộc chiến và xem đây là loại vũ khí tạo đột biến mới trên chiến trường. Cuối năm 1916, ông đề nghị Anh thành lập quân đoàn xe tăng và ông sẽ là Tổng tham mưu trưởng đơn vị này. Chính phủ Anh đồng ý, tháng 11-1917, ông chỉ huy quân đoàn xe tăng tấn công quân Đức tại Cambrai và giành thắng lợi vang dội.
Năm 1919, Fuller trở lại nước Anh để xây dựng các quân đoàn xe tăng hoàng gia. Tuy bị không ít nghị sĩ phản đối vì quá tốn kém nhưng Fuller đã chứng minh hết sức khoa học về năng lực chiến đấu của binh chủng thiết giáp nên kế hoạch được thông qua. Fuller cho xuất bản nhiều sách nói về xe tăng, đây là những kho lý luận quý về một binh chủng mới đang được hình thành và trở thành nắm đấm chủ lực trên chiến trường trong tương lai. Năm 1926, Fuller giữ chức Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoàng gia Anh và khởi xướng các lý luận về chiến tranh đột phá. Năm 1933, Fuller xuất ngũ với hàm thiếu tướng để tham gia hoạt động chính trị.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Fuller biết Đức và khối phát xít cùng Liên Xô áp dụng triệt để các kế hoạch, dự án của mình nên ông viết đơn xin tái ngũ nhưng không được chấp nhận. Sau năm 1945, Fuller viết nhiều sách về sự phát triển của các loại vũ khí và lịch sử quân sự các nước phương Tây. Ông mất năm 1966, thọ 88 tuổi.
Các nhà khoa học quân sự tôn vinh ông là cha đẻ của chiến tranh thiết giáp. Bởi từ những nguyên lý sơ khai về thiết giáp, Fuller đã tạo dựng thành công về sự xuất hiện và nghệ thuật chiến đấu của xe tăng. Di sản của Fuller để lại đã được người Đức và Liên Xô áp dụng triệt để trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Hiện nay, lý luận và phương pháp chiến tranh thiết giáp của Fuller đang được các nước trên thế giới nghiên cứu và phát triển rộng rãi.
Tấn Phong