【kết quả bóng đá u19 ý】Công nghệ số trong quản lý, bảo vệ rừng ở Bình Định
Bình Định là địa phương có diện tích rừng khá lớn với hơn 214.000 ha. Thời gian qua,ôngnghệsốtrongquảnlýbảovệrừngởBìnhĐịkết quả bóng đá u19 ý ngành Kiểm lâm Bình Định đã triển khai nhiều giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước số hoá hoạt động giám sát, quản lý, bảo vệ rừng.
Nhờ những thiết bị hiện đại đã giúp phát hiện, cảnh báo sớm các thay đổi bất thường, kịp thời cập nhất chính xác những biến động về rừng trên địa bàn. Tính từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm lâm Bình Định đã phát hiện 120 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 553 triệu đồng.
PV VietNamnet đã có cuộc phỏng vấn với ông Lê Đức Sáu- Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định về nội dung này.
Đầu tư công nghệ góp phần đẩy lùi nạn phá rừng, ngăn chặn cháy rừng
Được biết ngành nông nghiệp Bình Định đã tích cực ứng dụng công nghệ số vào quản lý trong đó có quản lý, bảo vệ rừng. Xin ông cho biết, việc ứng dụng phần mềm quản lý rừng đã mang lại lợi ích gì?
Ông Lê Đức Sáu: Trong thời gian qua, UBND tỉnh và cấp thẩm quyền đã quan tâm đầu tư, phân bổ kinh phí triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng nói chung và theo dõi diễn biến rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng nói riêng.
Đồng thời, ngành nông nghiệp Bình Định cũng đã triển khai đến lực lượng kiểm lâm, các chủ rừng và các đơn vị liên quan của ngành triển khai sử dụng các ứng dụng các phần mềm chuyên ngành, các ứng dụng được nghiên cứu, học hỏi nhằm phục vụ cho các hoạt động lâm nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và theo dõi diễn biến rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
Một số ứng dụng có thể kể ra như hệ thống theo dõi cháy rừng trực tuyến của Cục Kiểm lâm (FireWatch Việt Nam) giúp tăng cường tính chủ động, phát hiện sớm các điểm cháy rừng để nhanh chóng triển khai lực lượng chữa cháy, hạn chế thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Hay phần mềm cập nhật diễn biến rừng (FRMS) do Bộ NN&PTNT triển khai. Phần mềm này giúp cho việc cập nhật biến động rừng thuận lợi, số liệu kết xuất từ phần mềm bản đồ nên giảm được sai sót, khắc phục được hạn chế của những phần mềm trước đây.
Bên cạnh đó, các phần mềm, ứng dụng GIS trên máy vi tính và trên thiết bị di động giúp nâng cao năng suất, chất lượng công việc.
Còn phần mềm v5PFES giúp xác định diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng kịp thời, qua đó giúp người dân tham gia bảo vệ rừng được chi trả tiền đúng quy định.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong ngành lâm nghiệp
Việc triển khai ứng dụng công nghệ trong quản lý rừng đã được thực hiện như thế nào tại các đơn vị kiểm lâm, thưa ông?
Ông Lê Đức Sáu: Trong thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế về nhân lực, kinh phí…tuy nhiên, lực lượng kiểm lâm tỉnh cũng đã cố gắng, nỗ lực tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng các phần mềm có liên quan phục vụ công tác.
Ngoài việc ứng dụng phần mềm cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm tại địa chỉ website của kiểm lâm, lực lượng kiểm lâm Bình Định còn ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý (GIS) theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và cảnh báo nguy cơ cháy rừng.
Cụ thể, Chi cục Kiểm lâm Bình Định đã ứng dụng phần mềm Mapinfor, phần mềm QGis để theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. Các dữ liệu về tài nguyên rừng, đất rừng được số hóa.
Về ứng dụng công nghệ viễn thám, Chi cục Kiểm lâm ứng dụng phần mềm Vtools mapinfo, Google Earth,… để phục vụ công tác theo dõi hiện trạng rừng. Phần mềm này giúp thu thập dữ liệu hình ảnh nhanh, kịp thời đối chiếu giữa bản đồ hiện trạng rừng với ảnh vệ tinh tại thời điểm cập nhật để phát hiện sớm các biến động về diện tích, hiện trạng thay đổi rừng để kịp thời tổ chức kiểm tra, xác minh ngoài hiện trường, cập nhật theo quy định.
Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm tỉnh còn tìm hiểu, nghiên cứu các phần mềm GIS có liên quan để phục vụ công tác, trong đó các phần mềm, ứng dụng trên máy vi tính và trên điện thoại.
Việc sử dụng các ứng dụng đã hỗ trợ rất tốt cho lực lượng kiểm lâm trong quá trình tác nghiệp ngoài thực địa, dữ liệu có thể kết xuất chuyển sang sử dụng trên nền các phần mềm GIS trên máy vi tính để phục vụ số hóa, cắt tách diện tích biến động hoặc thống kê số liệu phục vụ công tác, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và công tác theo dõi, cập nhật diễn biến rừng trên địa bàn tỉnh…
Là địa phương có diện tích rừng khá lớn, thời gian tới, ngành sẽ triển khai tăng cường ứng dụng công nghệ như thế nào để quản lý, giám sát rừng ngày càng hiệu quả?
Ông Lê Đức Sáu: Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến rừng và cảnh báo nguy cơ cháy rừng để phát hiện sớm các biến động rừng, cháy rừng; ứng dụng công nghệ máy bay không người lái phục vụ kiểm tra, phát hiện biến động rừng.
Chi cục sẽ tăng cường tham mưu cấp thẩm quyền đầu tư kinh phí để mua sắm các trang thiết bị, phương tiện hiện đại nhằm chủ động ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng phá rừng, mất rừng, kiểm soát hiệu quả cháy rừng, nâng cao khả năng giám sát biến động rừng, cháy rừng; đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, hệ thống máy vi tính, mạng Internet chất lượng cao,... phục vụ cho hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong ngành lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của lực lượng kiểm lâm, chủ rừng và các đơn vị có liên quan.
Xin cảm ơn ông!
Diệu Thuỳ
相关推荐
- Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- THACO tặng Hà Nội 300.000 kit test nhanh Covid – 19 và 30 xe cứu thương
- Doanh nghiệp “kiệt sức” trước “đường đua” sau giãn cách
- Vì sao quảng cáo trên mạng ngày càng nhảm nhí?
- Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
- Cuộc chạy đua bán dẫn khốc liệt giữa Mỹ và thế giới
- Cận Tết Nguyên Đán, cuộc gọi rác, tin nhắn lừa đảo tấn công người dùng di động
- 12 hiệp hội kiến nghị Thủ tướng về dự thảo nghị định Luật Bảo vệ môi trường