当前位置:首页 > Cúp C2

【kèo 1.25 tài xỉu】Vốn ngoại phản ứng ra sao khi thị trường chứng khoán Việt Nam chưa được nâng hạng?

von ngoai phan ung ra sao khi thi truong chung khoan viet nam chua duoc nang hangFTSE hạ đánh giá đối với 2 tiêu chí xếp loại chất lượng thị trường Việt Nam
von ngoai phan ung ra sao khi thi truong chung khoan viet nam chua duoc nang hangVốn ngoại giao dịch tích cực thông qua các quỹ ETF
von ngoai phan ung ra sao khi thi truong chung khoan viet nam chua duoc nang hang
Trong tháng 3, vốn ngoại đã rót khoảng 2.000 tỷ đồng vào thị trường Việt Nam qua các quỹ ETF. Ảnh: N.H

Trong đợt review bán niên vào cuối tháng 3 của FTSE vừa qua, Việt Nam vẫn ở trong danh sách theo dõi nâng hạng từ cận biên (Frontier) lên mới nổi thứ cấp (Secondary Emerging) cùng với 2 quốc gia khác là Achentina và Rumani. Cụ thể, Việt Nam bị FTSE hạ bậc 3 tiêu chí, trong đó có 1 tiêu chí bắt buộc đối với thị trường mới nổi thứ cấp. Đây là kết quả có phần gây thất vọng khi Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ 9 tiêu chí thăng hạng trong kỳ review tháng 9 năm ngoái.

Nhìn lại các thị trường mới được thăng hạng như Kuwait, China A Shares và Saudi Arabia, các chuyên gia của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho hay, các thị trường này đều được FTSE thêm vào danh sách theo dõi từ khi chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí thăng hạng. Các thị trường này đều đã trải qua quá trình theo dõi trong nhiều năm và được thăng hạng ngay khi hoàn thành 9 tiêu chí của FTSE. Việt Nam mới trải qua 6 tháng trong danh sách theo dõi.

von ngoai phan ung ra sao khi thi truong chung khoan viet nam chua duoc nang hangNếu được nâng hạng, 1,2 tỷ USD vốn ngoại có thể sẽ đổ vào Việt Nam

(HQ Online) - Nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được FTSE và MSCI nâng hạng thì các quỹ đầu tư theo chỉ số của FTSE ...

Do đó, cơ hội nâng hạng vẫn rộng mở, trước mắt là kỳ review tháng 9 tới. Nâng hạng thị trường là một trong những mục tiêu hàng đầu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong năm nay. Do vậy, các cơ quan quản lý có động lực để khắc phục tiêu chí “thanh toán - tỷ lệ các giao dịch thất bại thấp”, và duy trì 8 tiêu chí trọng yếu còn lại.

Mặc dù thị trường Việt Nam không lọt vào danh sách thị trường mới nổi thứ cấp trong đợt đánh giá của FTSE vào tháng trước, vốn nước ngoài, với phần không nhỏ từ các quỹ ETF, vẫn đang rất tích cực. Sự tích cực này đã hỗ trợ lớn cho thị trường kể từ đầu năm nay. Cụ thể, khối ngoại đã mua ròng 1.400 tỷ đồng trong tháng ba, tập trung vào chứng chỉ quỹ VFMVN30 (821 tỷ đồng), CTG (476 tỷ đồng) và VCB (453 tỷ đồng). Chiều ngược lại, cổ phiếu VNM và VJC nằm trong top bị bán ròng mạnh nhất, lần lượt là 732 tỷ đồng và 491 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh trên sàn HOSE, sau tháng 2 mua ròng kỷ lục 1.300 tỷ đồng (cao nhất trong 1 năm qua), khối ngoại chỉ mua ròng 165 tỷ đồng trong tháng 3.

Mặc dù giao dịch trên sàn chững lại trong tháng 3, vốn ngoại vào các quỹ ETF vẫn rất dồi dào. Ngoài 821 tỷ đồng giá trị chứng chỉ quỹ VFMVN30 ETF được khối ngoại mua ròng trên sàn, còn có 1.200 tỷ đồng vốn ngoại được bơm ròng thông qua 3 quỹ FTSE ETF, VNM ETF và KIM ETF. Như vậy đã có khoảng 2.000 tỷ đồng vốn ngoại chảy vào vào TTCK Việt Nam thông qua bốn quỹ ETF này trong tháng 3.

Trước đó, trong báo cáo chiến lược năm 2019, VDSC đã có tính toán đến tác động đến nguồn vốn ngoại vào thị trường Việt Nam trong trường hợp được FTSE nâng hạng. Theo đó, dự báo sẽ có khoảng 300 triệu USD dòng vốn thụ động vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ các quỹ ETF đầu tư theo chỉ số.

分享到: