【tỷ số livescore】Bảo đảm cung cấp đủ điện cho miền Nam

Bảo đảm cung cấp đủ điện cho miền Nam
Năm 2016,ảođảmcungcấpđủđiệnchomiềtỷ số livescore EVNSPC quyết tâm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Nhu cầu truyền tải trên đường dây 500 kV tăng mạnh

Theo báo cáo của Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4) thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), từ đầu năm đến nay, phụ tải khu vực phía Nam tăng đột biến (khoảng 14,87%). Do nhu cầu phụ tải tăng cao, một số trạm biến áp do PTC4 quản lý đang vận hành ở mức lớn hơn 80% công suất thiết kế, (thông thường, mức tải tối ưu chỉ 70%). Vì vậy, đơn vị gặp nhiều khó khăn do phương thức vận hành phải truyền tải công suất cao trên các đường dây 500 kV Trung - Nam; một số đường dây và máy biến áp tiếp tục mang tải cao như Cát Lái - Thủ Đức; Phú Lâm - Bình Tân, Long Bình - Sông Mây - Bảo Lộc…

Theo ông Nguyễn Tuấn Tùng - Phó Tổng giám đốc EVNNPT, từ đầu năm 2016, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam hạn hán xảy ra nghiêm trọng và kéo dài khiến nhiều nhà máy thủy điện trong khu vực phải giảm công suất phát điện. Để bảo đảm điện cho miền Nam, hệ thống đường dây siêu cao áp 500 kV luôn phải truyền tải với công suất lớn để đưa điện từ miền Bắc vào miền Nam. “Nếu năm 2015, sản lượng điện truyền tải trên lưới 500kV từ miền Bắc vào miền Trung là 9 tỷ kWh, từ miền Trung vào miền Nam là 16,1 tỷ kWh, thì năm 2016 dự kiến sản lượng điện truyền tải trên lưới 500kV Bắc – Trung là 13,3 tỷ kWh, tăng 47,8%; Trung – Nam là 19,2 tỷ kWh, tăng 19,3% so với năm 2015”- ông Tùng khẳng định!

Cùng với công tác vận hành, PTC4 đang tích cực đầu tư mới, nâng công suất các công trình lưới điện nhằm bảo đảm vận hành an toàn, liên tục cung cấp điện cho nhân dân, phấn đấu đến năm 2020 lưới điện có dự phòng đầy đủ, bảo đảm các sự cố sẽ không gây mất điện. Mới đây, công ty đã hoàn thành nâng công suất trạm biến áp 500 kV Phú Lâm từ máy biến áp 500 kV- 450 MVA lên 900 MVA, góp phần quan trọng tăng cường cấp điện ổn định cho TP. Hồ Chí Minh và một số khu vực lân cận; tăng công suất trạm 500 kV Ô Môn từ MBA 500 kV - 450 MVA lên 900 MVA; tăng công suất trạm 220 kV Cao Lãnh, Bến Tre từ máy biến áp 220 kV- 125 MVA lên 250 MVA,… giúp cung cấp điện khu vực miền Tây Nam bộ ổn định. Đơn vị cũng đang chuẩn bị nâng công suất Trạm biến áp 500 kV Tân Định; nâng công suất các máy biến áp thứ hai cho trạm biến áp 220 kV Vĩnh Long, Bến Tre, Cao Lãnh.

Đảm bảo nguồn điện liên tục

Theo ông Nguyễn Phước Đức - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) - việc cung cấp điện cho các khu vực phía Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Dự kiến, quý II/2016, công suất cực đại sẽ đạt 8.461 MW (tăng 10%) và sản lượng ngày lớn nhất là 175 triệu kWh (tăng 11%) so với cùng kỳ năm 2015.

EVNSPC cũng đưa ra những giải pháp giảm tải như: San tải sang các trạm lân cận đối với trạm đầy tải ngắn hạn; nâng công suất các máy biến áp từ 40 MVA lên 60 MVA. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. EVNSPC cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần cân đối bố trí lịch sản xuất theo hướng tăng cường sử dụng điện trong giờ thấp điểm; đầu tư các thiết bị sản xuất tiết kiệm năng lượng và có hiệu suất cao; phối hợp với ngành Điện theo dõi và kiểm soát chất lượng điện năng, thường xuyên kiểm tra an toàn hành lang lưới điện nhằm cung cấp điện an toàn, ổn định, phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

Với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp” và hình thành tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng “Tin cậy - Hiệu quả”, EVNSPC đang quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ kinh doanh điện năng và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng trong năm 2016.
World Cup
上一篇:Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
下一篇:Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm