【bóng đá live tv】Định hướng mới cho sản xuất nông nghiệp
Trước những ảnh hưởng từ dịch bệnh trên người,Địnhhướngmớichosảnxuấtnngnghiệbóng đá live tv động vật và xâm nhập mặn diễn ra gay gắt thì vấn đề làm gì để tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đang là mục tiêu lớn mà ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương cố gắng thực hiện.
Do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên sức tiêu thụ và giá khóm Cầu Đúc của người dân trên địa bàn tỉnh đang giảm mạnh.
Nhiều thách thức đặt ra
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trước sự bùng phát của dịch Covid-19 ở Trung Quốc và lan tỏa nhiều nước trên thế giới đã tác động lớn đến tình hình xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam. Cụ thể, có không ít mặt hàng nông sản chủ lực như: thanh long, chôm chôm, cam, vải, nhãn, xoài… gặp khó trong tìm thị trường đầu ra do nhiều nước hạn chế nhập khẩu nhằm phòng, chống dịch Covid-19, từ đó dẫn đến giá bán giảm và kéo theo tổng kim ngạch xuất khẩu chung của ngành nông nghiệp cũng giảm.
Chịu tác động chung của tình hình, tại tỉnh Hậu Giang, nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh trong thời gian gần đây cũng gặp khó khăn về đầu ra và giá bán giảm mạnh nên tạo ra không ít lo lắng cho người dân, nhất là những mặt hàng đang vào mùa thu hoạch. Điển hình như sản phẩm mang thương hiệu khóm Cầu Đúc của tỉnh, nếu như trước khi xuất hiện dịch Covid-19 thì thị trường đầu ra rất thuận lợi và giá bán cũng ở mức cao, còn hiện tại thì ngược lại.
Đang thu gom khóm của bà con để giao cho công ty theo đơn đặt hàng, ông Vu Suổi, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thạnh Thắng, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, thông tin: Bà con vùng khóm nơi đây đang vào mùa thu hoạch khóm nghịch vụ với sản lượng tương đối nhiều. Thế nhưng, do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19 nên thị trường tiêu thụ ít, từ đó công ty giao sản lượng cho HTX đi thu mua khóm cho bà con xã viên và hộ dân bên ngoài cũng giảm mạnh. Cụ thể, thông thường vào thời điểm này của năm trước, mỗi tuần HTX giao cho công ty từ 12-15 tấn khóm, còn bây giờ chỉ có 4-4,5 tấn khóm/tuần.
Chung tình hình, ông Nguyễn Văn Chiến, một thương lái đang mua khóm của người dân tại xã Hỏa Tiến, cho hay: “Trước đây, ngoài các mặt hàng rau, củ thì mỗi ngày, chiếc xe tải của tôi thường chở thêm khoảng 5 thiên khóm (5.000 trái) để giao cho nhiều mối lái ở bến cảng Rạch Giá đem đi tiêu thụ ở huyện đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang. Nhưng thời gian gần đây, do dịch Covid-19 nên người dân hạn chế tiêu thụ, tàu vận chuyển cũng ít nhập hàng trái khóm nên sản lượng đang giảm đi phân nửa”.
Bên cạnh việc khó tiêu thụ thì giá khóm cũng đang giảm mạnh. Theo đó, khóm loại 1 (từ 1 kg/trái trở lên) đang có giá 4.000–5.000 đồng/trái, giảm phân nửa so với thời điểm cách nay hơn 10 ngày và so với cùng kỳ. “Giá khóm giảm không đáng ngại bằng việc tiêu thụ khó. Với tình hình tiêu thụ chậm và ít như hiện nay thì tôi đang lo khóm của bà con sẽ bị thiệt hại vì lượng trái đã chín trên rẫy khá nhiều”, ông Suổi thông tin thêm.
Hiện tại, diện tích trồng khóm trên địa bàn tỉnh khoảng 2.000ha và đa phần trong giai đoạn cho trái, trong đó riêng thành phố Vị Thanh có hơn 1.800ha. Với việc đang vào mùa thu hoạch khóm nghịch vụ nhưng gặp những bất lợi như trên nên bà con đang cần sự hỗ trợ từ ngành chức năng của tỉnh và thành phố Vị Thanh trong việc tìm đầu ra nhằm tránh bị thiệt hại trong thời gian tới.
Ngoài mặt hàng khóm thì trước đó có không ít nhà vườn trồng mít Thái siêu sớm trên địa bàn tỉnh, nhất là tại huyện Châu Thành và thành phố Ngã Bảy cũng đối mặt với tình cảnh giá bán giảm và khó tiêu thụ. Cụ thể, có thời điểm giá mít từ 25.000-30.000 đồng/kg đột ngột giảm xuống còn 4.000-5.000 đồng/kg, nhiều xe container chở mít đi xuất khẩu phải chở hàng trở về vì không qua được cửa khẩu. Hiện tại, dù giá mít được tăng lên nhưng vẫn bấp bênh và thương lái cũng e ngại trong việc thu mua vì thị trường biến động khó lường trước tình hình dịch Covid-19.
Ngoài dịch bệnh trên người gây bấp bênh về đầu ra nhiều mặt hàng nông sản thì dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cũng tạo ra nhiều lo lắng cho người dân. Theo Cục Thú y - Bộ NN&PTNT, trong 2 tháng đầu năm, cả nước có hơn 137.000 con gia cầm bị chết và tiêu hủy do nhiễm cúm A/H5N6 và cúm A/H5N1; hơn 20.000 con heo bị tiêu hủy do nhiễm dịch tả heo châu Phi; đồng thời có hơn 4.000 con gia súc bị bệnh lở mồm long móng, trong đó có hơn 117 con đã chết. Dự báo, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. Cùng với dịch bệnh, tình hình xâm nhập mặn tại các tỉnh ĐBSCL cũng diễn ra gay gắt khi nước mặn với nồng độ cao đã xâm nhập sâu vào nội đồng tại nhiều địa phương. Ghi nhận tại tỉnh Hậu Giang, độ mặn đỉnh điểm từ mùa khô đến nay đã đạt mức 18,6‰, qua đây đe dọa đến nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh.
Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, từ những khó khăn và thách thức trên, nhất là trước tác động của dịch Covid-19 nên qua hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành chỉ đạt 5,34 tỉ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng mặt hàng nông - lâm - thủy sản ước đạt 4,3 tỉ USD, giảm đến 6,7% so với cùng kỳ.
Giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
Để khắc phục khó khăn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển nhằm đạt các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra, đặc biệt là đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông - lâm - thủy sản đến cuối năm sẽ chạm mốc 42 tỉ USD, ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương đã, đang có nhiều giải pháp và định hướng mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó, một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu hiện nay là tìm thị trường đầu ra cho nhiều mặt hàng nông sản của nông dân đang gặp bế tắc. Để làm được vấn đề này, Bộ NN&PTNT đang phối hợp với Bộ Công thương và các địa phương xây dựng nhiều chương trình để tăng cường công tác xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, trong đó quan tâm nhiều hơn đến hệ thống bán lẻ, chuỗi siêu thị tại nước ngoài. Đặc biệt, sẽ tạo sự đột phá trong đa dạng thị trường để tránh tình trạng phụ thuộc vào một thị trường, khi có sự cố thì bị động như thị trường mít Thái hay thanh long vừa qua.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết: Các địa phương không ngừng nghiên cứu chọn tạo, phát triển các giống cây mới có năng suất, chất lượng và phù hợp với vùng đất. Trong đó, lưu ý thực hiện tốt việc rải vụ thu hoạch để phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường. Cụ thể, đối với các tỉnh phía Nam, cần tập trung và định hướng rải vụ 5 loại cây trồng, gồm: thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, nhãn và các cây trồng khác có điều kiện phù hợp. Tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục triển khai các đoàn công tác xúc tiến, phát triển thị trường tại các nước trọng điểm khi đã công bố kiểm soát tốt dịch Covid-19 và mở cửa nhập khẩu bình thường trở lại.
Trong chăn nuôi, Bộ NN&PTNT đề nghị ngành chức năng có liên quan và các địa phương thực hiện kiểm soát chặt để hạn chế tối đa việc đầu cơ tăng giá heo thịt và heo giống. Những nơi đảm bảo điều kiện thì đẩy nhanh tiến độ và quy mô khôi phục đàn gia súc, gia cầm nhằm ổn định thị trường; trong đó có những chính sách hỗ trợ để người chăn nuôi có điều kiện khôi phục đàn. Đặc biệt, trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt, nhất là tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh vùng ĐBSCL thì những địa phương nơi đây đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”. Trong đó, nghiên cứu những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp theo từng vùng gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Nổi bật tại Hậu Giang, tỉnh đang hình thành nhiều mô hình thích ứng BĐKH như tưới nước tiết kiệm, trữ nước bằng túi nhựa trong vườn cây ăn trái, trồng dưa lưới trong nhà kính kết hợp với hệ thống tưới nhỏ giọt; làm kè sinh thái chống sạt lở…
Khẳng định vai trò của ngành nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Ngành khác có thể gián đoạn ở thời điểm này, nhưng với ngành nông nghiệp thì phải tạo ra lương thực, thực phẩm cho con người. Cho nên ngành nông nghiệp không hề được nghỉ. Với một đất nước cả trăm triệu dân, với ngần ấy thách thức, chúng ta phải nỗ lực hơn nữa. “Do đó, để làm tốt các giải pháp đề ra thì đòi hỏi toàn ngành nông nghiệp, các địa phương, doanh nghiệp và người dân phải nỗ lực hành động ngay thời điểm này, nhất là phát huy vai trò của người đứng đầu từng cấp và hộ gia đình để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trước những khó khăn đã và đang phải đối mặt”, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết thêm.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
下一篇:Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
相关文章:
- Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- Nạn nhân sập cầu Phong Châu: 'Lúc đó nước chảy rất xiết, tôi nghĩ mình xong rồi'
- Sạt lở đất khiến bé trai 12 tuổi tử vong, 100 người cùng bản di dời khẩn cấp
- Thủ tướng: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm nồng độ cồn
- Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- Ngành đường sắt miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ gửi đồng bào ảnh hưởng bão
- Khánh thành công trình 260 tỷ đồng mở rộng 6km đường nối cù lao phía Đông TPHCM
- Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sự cố rò rỉ tại bể xả Trạm bơm Cống Bún
- Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- Cần 2.000 tỷ khắc phục hạ tầng giao thông sau bão số 3
相关推荐:
- Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- Ngành đường sắt miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ gửi đồng bào ảnh hưởng bão
- Trung Quốc không khởi động xả lũ 2 nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Hồng
- Gần 200 nhà hư hỏng sau bão, Yên Bái sơ tán gấp 1.200 hộ dân khỏi nơi nguy hiểm
- Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- Thiệt hại nặng nề do mưa lũ, Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai
- Hình ảnh đầu tiên các lực lượng tìm kiếm nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu
- Lập fanpage giả mạo cơ quan báo chí, cô gái ở Hà Nội bị xử phạt 7,5 triệu đồng
- Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- Hàng không, DN vận tải đường bộ sẵn sàng chở hàng cứu trợ miễn phí cho vùng lũ
- Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh