搜索

【bongda tyle】Lộ trình điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, tình hình lạm phát

发表于 2025-01-26 04:41:42 来源:Empire777
Lộ trình điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, tình hình lạm phát
Nguồn: Tổng cục Thống kê Đồ họa: Văn Chung
Lạm phát năm 2025 dự báo có thể sẽ thấp hơn so với 2024 CPI 9 tháng tăng 3,88% khi lạm phát thế giới hạ nhiệt Điều hành giá linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát

Áp lực lên tỷ giá đã giảm đáng kể

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng năm nay, chỉ số CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với CPI, lạm phát cơ bản tháng 9/2024 cũng tăng 0,27% so với tháng trước, tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát 9 tháng ở mức 3,88%. Bình quân 9 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,69% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,88%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI, nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Lạm phát tiếp tục được kiểm soát tốt

Các chuyên gia Công ty Chứng khoán Mirae Asset tin rằng, lạm phát tiếp tục được kiểm soát tốt và nằm trong phạm vi mục tiêu của Chính phủ là 4 - 4,5% trong năm 2024 nhờ mức nền cao của cùng kỳ năm 2023, cùng một số chính sách hỗ trợ về thuế tiếp tục được áp dụng và đã tăng tính chủ động đối với việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý như giá điện, y tế và giáo dục.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính sau bão số 3, một số thời điểm đã xuất hiện việc khan hiếm một số mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm, nước uống... khiến tăng giá cục bộ tại một số địa bàn dẫn đến khó khăn cho sinh hoạt, tiêu dùng của nhân dân. Nhưng đến nay, nguồn cung hàng hóa đã lưu thông trở lại, nhất là sau những giải pháp điều hành, chỉ đạo tăng cường nguồn cung quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính.

Như vậy, lạm phát cơ bản được kiểm soát, tốc độ tăng chỉ số CPI bình quân 9 tháng khoảng 3,88%, cả năm ước tăng dưới 4,5%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, là rất tích cực trong bối cảnh thực hiện tăng lương từ ngày 1/7/2024...

Đạt kết quả này do công tác điều hành giá, điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý được thực hiện chặt chẽ, kỹ lưỡng; đã chủ động xây dựng phương án, lộ trình điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, tình hình lạm phát, không để tăng giá đột ngột, cùng thời điểm, giảm thiểu tác động đến lạm phát bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

Công tác quản lý thị trường, giá cả, hàng hóa tiếp tục được tăng cường, kết hợp với các giải pháp truyền thông, thông tin tuyên truyền phù hợp, hiệu quả, ổn định tâm lý, kỳ vọng lạm phát của người dân, nhất là trước, trong và sau thời điểm thực hiện chính sách tiền lương, tăng lương hưu, chế độ chính sách. Trong bối cảnh áp lực lạm phát từ cả bên ngoài và bên trong nền kinh tế, giá cả trong nước cơ bản ổn định, diễn biến bám sát kịch bản điều hành giá của Ban Chỉ đạo điều hành giá đã đề ra.

Giá điện, giá xăng không tác động lớn đến lạm phát cả năm

Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô của Công ty Chứng khoán MB (MBS) dự báo, chỉ số CPI bình quân năm 2024 sẽ đạt 3,9% được hỗ trợ bởi sự sụt giảm của giá xăng dầu trong bối cảnh nhu cầu phục hồi tương đối chậm và nỗi lo về thu hẹp nguồn cung được giảm bớt.

TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Bộ Tài chính) nhận định, trong những tháng cuối năm, áp lực tỷ giá là không cao khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có kế hoạch hạ lãi suất từ 1 - 2 lần. Cùng với đó, đồng USD trên thị trường thế giới có thể giảm giá. Các yếu tố này sẽ góp phần kiểm soát lạm phát trong nước.

Đối với mối lo ngại từ việc tăng giá điện, TS. Nguyễn Đức Độ cho hay, giá điện tăng không tác động quá lớn, chỉ tác động trực tiếp đến tiền điện sinh hoạt của người dân, tác động tới chỉ số tiêu dùng, ảnh hưởng gián tiếp tới chi phí sản xuất nhưng không phải các ngành đều sử dụng nguồn điện nên tác động tới sản xuất thì không quá nhiều. Ngoài ra, giá điện tăng chỉ tác động trong tháng tăng giá là chủ yếu còn những tháng sau tác động cũng không quá lớn.

TS. Nguyễn Đức Độ cho biết thêm, nền kinh tế Việt Nam đã đi được ¾ quãng đường, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát và dự báo cuối năm cũng chỉ đạt khoảng 3,5%. Do Nhà nước đảm bảo được mục tiêu lạm phát trong thời gian qua nên giá điện mới tăng. “Năm 2024, mục tiêu lạm phát là 4,5% nhưng hiện nay dự báo lạm phát cuối năm chỉ xoay quanh 3,5%, theo tôi không cần có các biện pháp đặc biệt về kiểm soát giá”- ông Độ nói.

Tương tự, một chuyên gia kinh tế khác cũng cho rằng, việc tăng giá điện thêm 4,8% là mức vừa phải và sẽ không tác động lớn đến lạm phát cả năm, đặc biệt khi tăng trong giai đoạn cuối năm thì chỉ ảnh hưởng khoảng 0,04%. "Thực tế hiện nay, lạm phát vẫn ở mức ổn định. Trong tháng 10, 11, lạm phát thậm chí có thể giảm nhẹ"- ông Độ nhìn nhận.

Được biết, liên Bộ Tài chính - Công thương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị triển khai nhiều giải pháp đảm bảo nguồn cung hàng hóa những tháng cuối năm nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm đảm bảo ổn định giá cả, đặc biệt là lương thực, thực phẩm cũng như các mặt hàng thiết yếu khác.

Bà Lê Tuyết Nhung - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay Bộ Tài chính tiếp tục chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường; chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa triển khai ngay các biện pháp để hỗ trợ, bảo đảm cung ứng đủ các mặt hàng, bình ổn thị trường từ nay đến cuối năm 2024.

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực của mình điều phối không để tăng giá, đáp ứng nhu cầu hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng thiết yếu, tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng. Đồng thời đảm bảo cung ứng, lưu thông phân phối nhanh chóng, đầy đủ, không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, làm tăng giá đột biến.

Lộ trình điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, tình hình lạm phát

ÔNG PHÙNG ĐỨC TIẾN - THỨ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN: Đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cuối năm

Dịp cuối năm, cận Tết Nguyên đán 2025, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm nói chung sẽ rất lớn, trong đó việc bảo đảm nguồn cung thịt lợn luôn là vấn đề được ngành Nông nghiệp quan tâm. Ngành Nông nghiệp đảm bảo trước, trong và sau tết không thiếu hụt nguồn cung thịt lợn; đảm bảo được nguồn cung sẽ ổn định được thị trường, bình ổn về chỉ số giá tiêu dùng. Muốn vậy, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành liên quan, các địa phương và người chăn nuôi.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ. Cạnh đó, phối hợp với các địa phương hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng phương án chuẩn bị hàng hóa, đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước các dịp lễ cuối năm.q

Lộ trình điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, tình hình lạm phát

BÀ TRẦN THÀNH TÂM - PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH HÀ NỘI: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, minh bạch thông tin về giá

Thời gian qua, UBND TP. Hà Nội đã tăng cường thực hiện công tác quản lý giá, đặc biệt sau bão số 3. Theo đó, thành phố chủ động nắm bắt sát diễn biến giá cả thị trường, cung cầu hàng hóa trên địa bàn, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu của người dân. Đồng thời, giám sát thị trường hàng hóa tại các chợ đầu mối, trung tâm mua sắm, siêu thị không để xảy ra tình trạng tạo khan hiếm, đầu cơ nâng giá...

Thành phố sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, ổn định giá cả thị trường. Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá. Thành phố cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá, nhất là diễn biến giá các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ.

Lộ trình điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, tình hình lạm phát

BÀ NGUYỄN THU OANH - VỤ TRƯỞNG VỤ THỐNG KÊ GIÁ (TỔNG CỤC THỐNG KÊ):Có một số yếu tố gây áp lực lên lạm phát

Do lạm phát 9 tháng năm 2024 ở mức 3,88% nên dư địa để đạt được mức lạm phát cả năm nay theo mục tiêu Quốc hội đề ra còn khá nhiều. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố cần được theo dõi thận trọng để kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm nay. Theo đó, rủi ro về thiên tai, thời tiết bất lợi có thể tác động làm tăng giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương. Đồng thời, theo quy luật, vào các tháng cuối năm và dịp lễ, tết, giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình thường tăng, điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI. Dự báo nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và tiêu dùng tăng mạnh trong thời gian tới cũng sẽ là yếu tố gây áp lực lên lạm phát. Ngoài ra, giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao trong khi tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp, khó lường. Đồng USD có mức giá cao cũng làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước...

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【bongda tyle】Lộ trình điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, tình hình lạm phát,Empire777   sitemap

回顶部