【keonhacai com m88】Việt Nam vững vàng ở vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu tiêu

Từ năm 2003 đến nay,ệtNamvữngvagravengởvịtriacutesốthếgiớivềxuấtkhẩkeonhacai com m88 Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, chiếm 50% sản lượng. Việt Nam cũng là quốc gia có năng suất và sản lượng hồ tiêu cao nhất thế giới, chiếm 30%. Vấn đề đặt ra là việc xây dựng thương hiệu hồ tiêu như thế nào để nâng cao giá trị xuất khẩu trên thị trường thế giới…

GIỮ VỊ TRÍ SỐ 1 VỀ NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG VÀ XUẤT KHẨU

Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 117 tấn hạt tiêu, đạt 425 triệu USD, tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về sản lượng hồ tiêu xuất khẩu. Năm 2010, xuất khẩu hạt tiêu tuy giảm sản lượng 13% so với năm 2009 nhưng tăng 22% về giá trị. Nguyên nhân giảm sản lượng do thời tiết không thuận lợi, ở một số địa phương tiêu chết, đặc biệt là bão số 9 trong tháng 11 năm 2009 đã tàn phá vùng chuyên canh hồ tiêu lớn nhất ở Chư Sê (Gia Lai) đã làm giảm đáng kể sản lượng hồ tiêu của cả nước.


Ông Nguyễn Xuân Thủy (Lộc Thịnh) - vua trồng tiêu ở Bình Phước


2010 là năm xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt kim ngạch cao nhất trong 15 năm trở lại đây nhờ giá tiêu tăng cao. Giá hạt tiêu bắt đầu tăng từ quý II-2010, từ 35.000-40.000 đồng/kg đầu vụ lên 60.000 đồng/kg vào đầu quý II và nay đã đạt mức kỷ lục 100.000-125.000 đồng/kg. Từ năm 2003, Việt Nam đã vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu tiêu, chiếm 50% sản lượng thế giới và cũng là nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm 30% sản lượng, năng suất cao nhất. Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cả nước có 17 nhà máy chế biến hồ tiêu được trang bị máy móc hiện đại với tổng công suất đạt 60.000 tấn/năm. Trong đó, 10 nhà máy có công nghệ xử lý tiêu qua hơi nước, đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế (ASTA) ESA, Nhật Bản. Đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Ấn Độ, Hà Lan, Nhật Bản xây dựng nhà máy, thu mua, chế biến nhiều mặt hàng tiêu tại Việt Nam và xuất đi nhiều quốc gia, góp phần tăng sức cạnh tranh, nâng cao giá trị xuất khẩu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và người sản xuất.

VPA cũng đã xây dựng thành công và chuyển giao thương hiệu hồ tiêu Chư Sê cho địa phương khai thác. Đây là lần đầu tiên hồ tiêu Việt Nam có thương hiệu, tạo được uy tín đối với bạn hàng quốc tế. Thương hiệu hồ tiêu Chư Sê đã mở đầu cho thời kỳ chuyển từ sản xuất tự phát sang sản xuất theo canh tác hữu cơ, áp dụng quy trình Việt GAP, thực hiện các tiến bộ khoa học công nghệ để tạo sản phẩm sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều địa phương cũng đang xúc tiến xây dựng thương hiệu và tiến tới xây dựng thương hiệu quốc gia chung cho hồ tiêu Việt Nam.

CHỦ ĐỘNG ĐIỀU TIẾT THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI

Hạt tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, châu Á, Trung Đông... tiêu Việt Nam đã chiếm thị phần chi phối. Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA cho rằng, với lợi thế trên, phải tập trung nâng cao chất lượng để mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng có chất lượng cao. Ngoài ra, cần làm tốt việc cung cấp và xử lý thông tin, đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, khai thác tốt các thị trường có tiềm năng lớn như Trung Quốc, châu Phi, Tây Á. Theo ông Nam, hiện nay, Việt Nam có thể chủ động điều tiết giá bởi hầu hết các nước trên thế giới đều mua tiêu từ Việt Nam, sản lượng hồ tiêu Việt Nam lại đạt mức 50% sản lượng cung - cầu.

Diện tích hồ tiêu Việt Nam là 50.000 ha, tập trung tại một số tỉnh Đông Nam bộ: Bình Phước, Đồng Nai và các tỉnh Tây nguyên, Phú Quốc. Nếu so sánh thì diện tích hồ tiêu chỉ chiếm 10% so với điều và cao su nhưng kim ngạch xuất khẩu gần bằng 50% điều, trong khi đó điều còn phải nhập gần 50% nguyên liệu thô. Những ông vua trồng tiêu ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung ở Lộc Ninh (Bình Phước) và Chư Sê (Gia Lai), với năng suất từ 7-8 tấn/ha (năng suất bình quân cả nước là 2-3 tấn/ha). Nếu giá tiêu đạt 50.000 đồng/kg thì không có nông sản nào thu lợi cao bằng hồ tiêu. Giá tiêu tăng, người dân đổ xô trồng, dẫn đến tiêu chết hàng loạt vì thiếu nước và đất đai không phù hợp. VPA khuyến cáo nông dân không tăng diện tích mà chuyên canh tăng năng suất hồ tiêu, đồng thời ngành nông nghiệp cần quy hoạch vùng trồng tiêu thích hợp... Bình Phước hiện có hơn 10.000 ha tiêu nên việc xây dựng thương hiệu vẫn là mong ước của người trồng tiêu trong tỉnh.

Với những diễn biến như vậy, người nông dân cùng đồng lòng với nhau, khi giá xuống thì tạm dừng bán, các nhà xuất khẩu và người nông dân biết phối hợp để tạo ra một sự cung cầu điều chỉnh. Và khi có sự đồng lòng cộng với sự điều tiết được hàng hóa bán ra, chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc điều tiết giá hồ tiêu. Mặc dù ngay từ cuối năm 2009, VPA đã khuyến cáo, giá hồ tiêu năm 2010 có thể lên đến 5.000 USD/tấn, nhưng do diễn biến của giá cả nông sản không ổn định nên khi giá đạt điểm 60.000-65.000 đồng/kg thì tất cả các “đại gia” có khả năng trữ tiêu lớn đều đã vét kho để bán. Hiện nay, giá đạt đỉnh 100.000-125.000 đồng/kg, thì các đại lý và người trồng tiêu không còn hàng để bán.

Để giúp bình ổn và tăng giá xuất khẩu hồ tiêu trong điều kiện sản xuất quốc tế đang có biểu hiện suy thoái theo chu kỳ, VPA đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa việc sản xuất cây tiêu vào dự án Việt GAP từ năm 2010, đồng thời hỗ trợ xây dựng thương hiệu hồ tiêu cho các địa phương. Mặt khác, VPA đề nghị được tham gia vào các kho ngoại quan tại những khu vực tiêu dùng lớn như Trung Đông, Bắc Âu, Mỹ để có thể tận dụng thời cơ khi giá cả có lợi, hạn chế bán hàng ra khi giá xuống...

P.

Cúp C1
上一篇:Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
下一篇:Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau