Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra bí ẩn về thành phần lõi Trái Đất mà có thể những ước đoán trước kia là đúng. Có lưu huỳnh sâu trong lõi Trái Đất và thậm chí là rất nhiều.
Lưu huỳnh,õiTráiĐấtvàkhámpháđángkinhngạcvềthànhphầncấutạbxh cúp c1 châu âu tên của một loại sulfur thường được tìm thấy ở khu vực gần suối nước nóng và cá khe nứt của núi lửa trên bề mặt Trái Đất. Nhưng các nhà khoa học nghiên cứu sự hình thành của lõi Trái Đất đã chỉ ra rằng những phi kim loại nhẹ cũng có thể tồn tại ở sâu trong lớp trong cùng với số lượng lớn.
Điều này đã trả lời một câu hỏi mà từ lâu khiến các nhà khoa học đau đầu: Làm thế nào mà các thành phần kim loại nặng của lõi Trái Đất xuất hiện như các nguyên tố nhẹ khi phân tích sử dụng sóng địa chấn? Câu trả lời đã được giải đáp trong báo cáo viễn cảnh địa hóa tháng Bảy của các nhà khoa học gần đây. Đó là do lưu huỳnh bị mắt kẹt sâu bên trong Trái Đất.
Có một số lượng lớn lưu huỳnh trong lõi Trái Đất
Để có được kết quả này, nhóm nghiên cứu đã so sánh tỷ lệ các đồng vị đồng trong thiên thạch cổ, thành phần cấu tạo nên hành tinh này, với tỷ lệ các đồng vị đồng trong các lớp đá kết dính nằm sâu dưới lớp vỏ Trái Đất. Nguyên tố đồng thường gắn với lưu huỳnh và các nhà khoa học nghi ngờ rằng sự có mặt của một nguyên tố này sẽ cho thấy sự xuất hiện của nguyên tố kia.
Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một mẫu trung bình các phân tử đồng từ vỏ Trái Đất nặng hơn khoảng 0,0025% so với mẫu lấy từ các thiên thạch. Điều đó có nghĩa là các đồng vị đồng nhẹ không có trong lớp vỏ Trái Đất với số lượng như dự kiến.
Như vậy, chúng đã đi đâu? Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, quá trình phong hóa sâu bên trong Trái Đất, bao gồm những quá trình liên quan đến việc chia tách vỏ, lõi của hành tinh, đã chuyển một số lượng lớn các phân tử đồng nhẹ xuống ranh giới giữa lõi và vỏ Trái Đất. Đây chính là nơi mà một lượng lớn lưu huỳnh, oxy và sắt tích tụ để tạo nên một lớp vỏ địa chất dày hàng cây số.
Các nguyên tố giàu lưu huỳnh cuối cùng hòa vào với lớp vỏ ngoài của lõi Trái Đất, trong đó, nhóm nghiên cứu ước tính bao gồm một số lượng vô cùng lớn lưu huỳnh chiếm 90% những phần tử cấu tạo nên lõi Trái Đất. Nói một cách khác, số lượng này đủ để làm nên một giọt lưu huỳnh nguyên chất và bằng khoảng 1/10 khối lượng mặt trăng.
Bích Phượng
NASA phát hiện hành tinh cách xa Trái Đất 13.000 năm ánh sáng