当前位置:首页 > La liga

【lich bóng đá ngoại hạng】Đề xuất bắn pháo hoa thường xuyên: Đừng làm người nghèo thêm tủi

“Bắn pháo hoa là phục vụ cho nhu cầu của toàn dân,ĐềxuấtbắnpháohoathườngxuyênĐừnglàmngườinghèothêmtủlich bóng đá ngoại hạng chứ đâu phải chỉ để phục vụ người giàu. Biết đâu, những người nghèo họ cũng khao khát được xem bắn pháo hoa, những lúc thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó, những cái vất vả luôn đeo bám cuộc sống của họ bấy lâu nay”.

bắn pháo hoa thường xuyên trên cầu nhật tân

Đề xuất bắn pháo hoa liên tục trên cầu Nhật Tân đang nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều từ dư luận

Câu nói trên của ông Phan Đăng Long (Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội) về đề xuất bắn pháo hoa liên tục trên cầu Nhật Tân đang dậy sóng trên cộng đồng mạng. Nhiều người đã chỉ trích Hà Nội quá lãng phí nếu tổ chức hoạt động bắn pháo hoa thường xuyên này. Thậm chí, có người còn nói rằng lãnh đạo Hà Nội thật vô cảm, không lo quan tâm tới dân nghèo.

Thế mới biết, ở xã hội mình còn nhiều người quan tâm tới người nghèo. Nhưng ông Long đã nói rõ, đây không phải dùng đến ngân sách nhà nước, không dùng đến những khoản tiền dành để chăm lo cho người nghèo. Tiền này là do các doanh nghiệp tự nguyện đóng góp, một phần vì muốn phục vụ nhân dân, một phần doanh nghiệp cũng muốn quảng bá hình ảnh của mình, đó là nhu cầu hoàn toàn chính đáng.

Dù đã giải thích rất cụ thể như vậy nhưng không hiểu sao, nhiều người vẫn ghép cho mấy chữ “thiếu quan tâm người nghèo” vào để chỉ trích lãnh đạo Hà Nội.

Tôi là một người nghèo. Có thể những người nghèo khác không may mắn nên mới nghèo, còn bản thân tôi, tôi nhận thấy mình kém cỏi, không giỏi làm ăn nên mới như vậy. Tôi được biết, kinh phí cho việc đốt pháo là tiền của các doanh nghiệp, của những người có điều kiện tốt hơn chúng tôi tài trợ. Và tôi cảm thấy thực sự may mắn vì thủ đô, đất nước có những người như họ. Có họ, chúng tôi mới có cơ hội được ngắm pháo hóa, được vui vẻ, còn nếu ai cũng nghèo như tôi thì chắc chẳng bao giờ có pháo hoa để mà thưởng thức.

Tôi tưởng tượng ra cảnh, Hà Nội dừng hết mọi hoạt động vui chơi, giải trí để lấy tiền quyên góp cho người nghèo, họ nói với chúng tôi rằng, “đây là tiền Hà Nội trích ra từ việc hủy bắn pháo hoa để hỗ trợ cho gia đình anh chị” thì liệu những người nghèo như chúng tôi có vui vẻ nhận số tiền đó không? Tôi nghĩ là không, trái lại còn thấy tủi thân lắm! Bởi chẳng lẽ chỉ vì một số ít người nghèo như chúng tôi mà khiến cả triệu dân thủ đô mất đi niềm vui trong những ngày lễ lớn.

Hà Nội; Việt Nam nói riêng còn nhiều người nghèo. Chuyện đó là bình thường trong xã hội bởi ngay cả những nước phát triển cũng vẫn còn người nghèo. Chưa biết đến bao giờ Hà Nội, Việt Nam mới hết người nghèo. Và nếu cứ giữ quan điểm “nghĩ cho người nghèo” thì chắc chắn hàng nghìn năm nữa người dân thủ đô, người dân Việt Nam cũng không được thưởng thức những màn pháo hóa rực rỡ.

Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần phải luôn đi song song với nhau. Chúng tôi là người nghèo, ngoài việc lo làm ăn thì cũng rất cần đến những nhu cầu tinh thần khác.

Tôi vẫn nhớ ngày Nhà nước chưa cấm đốt pháo, gia đình tôi rất nghèo. Tuy là vậy như Tết đến Xuân về, năm nào bố mẹ tôi cũng vui vẻ đi mua vài băng pháo nổ, vài cây pháo hoa để đốt trong đêm giao thừa. Khi nghe tiếng pháo nổ, nhìn những tia sáng xanh đỏ tím vàng tỏa ra trên bầu trời, quả thực chúng tôi như quên hết mọi muộn phiền, lo âu trong cuộc sống. Cũng qua làn pháo, mọi người đều hi vọng một năm mới nhiều may mắn hơn. Và thực sự khi đó tôi thấy yêu cuộc đời, thấy gia đình mình hạnh phúc. 

Độc giả Vũ Hoàng Nguyên (HN)

Quan điểm của nhân vật không phản ánh quan điểm của tòa soạn, chúng tôi hoan nghênh mọi bình luận, góp ý và phản biện đối với vấn đề này cũng như quan điểm nêu trên một cách có văn hóa và tinh thần xây dựng.

分享到: