Lễ cúng tế tại đàn Âm Hồn vào ngày Thất thủ Kinh đô Lễ tế âm hồn bắt nguồn từ sau chính biến ngày 23/5 năm Ất Dậu (5/7/1885) khi Kinh đô Huế thất thủ. TheổchứcđạilễcầusiêuởđànÂmHồkết quả giao hữu u21o PGS.TS Đỗ Bang, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, biến cố Kinh đô Huế năm 1885 là niềm tự hào nhưng cũng là nỗi đau muôn thuở của người dân xứ Huế. 9 năm sau ngày Kinh đô thất thủ, dưới triều vua Thành Thái, đàn Âm Hồn được triều đình cho thiết lập. Năm 1894, Bộ Lễ cho lập đàn ở một bãi đất ở gần cửa Quảng Đức. Người ta cũng đã dựng các bàn thờ để cúng các vong linh bị chết trong chiến tranh. Đàn lúc đầu để lộ thiên ở một bãi đất rộng, về sau triều đình cho xây một ngôi nhà ba gian để thờ và cất giữ đồ tự khí. Sau năm 1945, triều Nguyễn không còn, đàn Âm Hồn cũng không còn là địa điểm được tổ chức lễ tế thường xuyên và bị xâm hại, lấn chiếm trong nhiều năm. Năm 2013, UBND tỉnh công nhận công trình này là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, biểu trưng cho tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc cuối thế kỷ XIX. Người dân xem thông tin về khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích đàn Âm Hồn TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, sau khi được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý, Trung tâm thực hiện xong việc đền bù giải phóng mặt bằng khu vực đàn với mức kinh phí lên 2,7 tỷ đồng. Dịp 23/5 âm lịch tới đây, lần đầu tiên Trung tâm phối hợp với Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức đại lễ cầu siêu cho những vong hồn thiệt thân không chỉ trong trận thất thủ Kinh đô năm xưa, mà cả trong những năm chiến tranh giai đoạn sau này. Theo kế hoạch, một lễ tế thuần túy theo nghi lễ Phật giáo sẽ được tổ chức trong ngày 23/5 âm lịch, do các thành viên nhiều kinh nghiệm trong Giáo hội chủ trì. Qua ngày 24/5 âm lịch, sẽ mời đại diện lãnh đạo các cấp chính quyền và người dân lên dâng hương. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang khẩn trương san ủi và làm sạch khuôn viên của đàn Âm Hồn để chuẩn bị cho lễ tế. “Mục sở thị” tại khu vực sân đàn, ông Phan Anh Sơn, người dân TP. Huế bày tỏ: "Lâu nay việc cúng lễ âm hồn vẫn được người dân Huế tổ chức tại gia, nhưng nay Nhà nước tổ chức được lễ tế này ngay tại đàn thì hay quá. Người dân lại có thêm một điểm linh thiêng để tưởng nhớ người xưa". “Cùng với đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, đàn Âm Hồn là công trình kiến trúc tín ngưỡng quan trọng do nhà Nguyễn xây dựng. Từ nay, hằng năm chúng tôi sẽ tổ chức tế lễ cầu siêu cho tất cả các linh hồn nạn vong ở đây. Về lâu dài, sẽ nghiên cứu, phục hồi lại cả đàn, miếu như xưa để nơi đây sẽ trở thành nơi thờ tự trang nghiêm, đồng thời cử người trông nom, hương khói thường xuyên”, TS. Phan Thanh Hải nói thêm. ĐỒNG VĂN
|