【toulouse đấu với lens】Việt Nam nhận 57 cảnh báo về các biện pháp kiểm dịch động, thực vật từ Liên minh châu Âu

作者:Nhà cái uy tín 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 19:59:18 评论数:

Đó là thông tin tại Hội nghị phổ biến các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU) và RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực) do Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh an toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật (SPS) Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam,ệtNamnhậncảnhbáovềcácbiệnphápkiểmdịchđộngthựcvậttừLiênminhchâuÂtoulouse đấu với lens Sở An toàn thực phẩm TP.Hồ Chí Minh tổ chức ngày 2/8.

Ths Lương Ngọc Quang - Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, các quy định SPS trong Hiệp định RCEP dựa trên các tiêu chí, gồm tuân thủ quy định quốc tế, đánh giá rủi ro dựa trên khoa học, minh bạch, khuyến khích các phương pháp công nhận lẫn nhau, hợp tác và ứng dụng công nghệ trong chứng nhận.

Các biện pháp kiểm dịch được quốc gia đưa ra nhằm ngăn chặn các loại sinh vật gây hại nguy hiểm hoặc nguy cơ về an toàn thực phẩm, đồng thời tránh rủi ro tại cảng ở quốc gia nhập khẩu, thúc đẩy tốc độ thông quan. Mỗi quốc gia có quy định riêng về tiêu chuẩn an toàn và kiểm dịch thực vật. Việc tuân thủ giúp hàng hóa xuất khẩu được chấp nhận tại nước nhập khẩu, phòng tránh việc bị cảnh báo, hoặc hạn chế nhập khẩu.

Việt Nam nhận 57 cảnh báo về các biện pháp kiểm dịch động, thực vật từ Liên minh châu Âu
Thanh long là một trong số sản phẩm nông sản của Việt Nam bị EU cảnh báo về SPS. Ảnh TL minh họa

Theo ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, thông báo thay đổi và dự thảo các biện pháp SPS của EU trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng gần 20%, nhiều nhất trong các đối tác thương mại nông sản của Việt Nam. Ngược lại, một số thị trường như Trung Quốc gần như không có thông báo nào.

Trong 6 tháng đầu năm, số lượng cảnh báo từ EU tăng bất thường. Cụ thể, Việt Nam nhận 57 cảnh báo trong nửa năm, trong khi cùng kỳ năm 2023 là 31 cảnh báo, tăng hơn 80%. Trong số này, TP.Hồ Chí Minh chiếm nhiều nhất, với 23 cảnh báo.

Việc EU tăng số lượng cảnh báo khiến tần suất kiểm tra biên giới của nông sản tăng. Hiện Việt Nam còn 4 mặt hàng phải chịu tần suất kiểm tra biên giới là thanh long (30%), ớt (50%), đậu bắp (50%) và sầu riêng (10%).

“Xu hướng này có thể tăng tiếp nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời”, ông Nam chia sẻ.

Nguyên nhân do doanh nghiệp xuất khẩu chưa thực sự tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu. Người sản xuất ở một số nơi còn chưa có biện pháp, kế hoạch sử dụng các loại thuốc bào vệ thực vật, thuốc kháng sinh, phân bón không đúng hướng dẫn; tỷ lệ giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói chưa đạt.

Để khắc phục tình trạng này, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nhấn mạnh, các doanh nghiệp phải tăng cường liên kết theo hướng đồng quản lý an toàn thực phẩm, chất lượng, góp phần giúp chuẩn hóa ngay từ nguyên liệu đầu vào. Chỉ khi nào từng khâu làm tròn trách nhiệm của mình, nền nông nghiệp Việt Nam mới thoát cảnh e dè trước những thay đổi của thị trường nhập khẩu.

Một số sản phẩm nông sản của Việt Nam bị EU cảnh báo gồm: Rau, quả, gia vị và sản phẩm có nguồn gốc thực vật: thanh long, ớt, quế, đậu bắp, chôm chôm…; sản phẩm thủy sản là cá, mực, tôm, ếch, ngao…; sản phẩm chế biến khác: Tinh dầu húng quế, mứt dừa, bánh phở…