Bộ KH&CN cho biết,ànthiệnchínhsáchvềkhoahọccôngnghệvàđổimớisángtạlịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anh đêm nay năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng và là năm bản lề thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Trong bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế có những thuận lợi, cơ hội, khó khăn và thách thức đan xen, dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng; sự đồng hành và giám sát hiệu quả của Quốc hội; sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự đồng tình, chia sẻ, ủng hộ của các bộ, ngành, địa phương; quán triệt phương châm hành động của Chính phủ năm 2022 là “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) đóng góp ngày càng hiệu quả vào nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Đặc biệt, đối với công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Bộ KH&CN đã tham mưu xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Trong năm 2022, ngành KH&CN tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về KH,CN&ĐMST, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các lĩnh vực phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đã hoàn thiện, trình Bộ Chính trị Đề án “Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 18 đề án thuộc lĩnh vực KH&CN (gồm 06 Nghị định; 11 Quyết định; 01 Chỉ thị). Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 07 đề án, gồm: 02 Nghị định của Chính phủ; 04 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành với mục tiêu KH,CN&ĐMST được phát triển vững chắc, thực sự trở thành động lực tăng trưởng, góp phần quyết định đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; góp phần phát triển toàn diện văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền 30 văn bản để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST.
Các chính sách, pháp luật về KH,CN&ĐMST do cấp có thẩm quyền ban hành tập trung vào việc huy động nguồn lực cho hoạt động KH,CN&ĐMST: (1) Tăng cường xác lập, bảo hộ, thực thi và khai thác tài sản trí tuệ, đáp ứng các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; (2) Tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu dây chuyền đã qua sử dụng đối với doanh nghiệp công nghệ cao, dự án có hoạt động ứng dụng công nghệ cao, dự án được hưởng ưu đãi đầu tư đặc biệt theo quy định tại Điều 20 của Luật Đầu tư; (3) Thu hút, trọng dụng, sử dụng, phát triển đội ngũ tri thức đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; (4) Nâng cao hiệu quả hoạt động, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập; (5) Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thúc đẩy ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST); (6) Tháo gỡ các vướng mắc trong việc sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp để đổi mới công nghệ phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần phục hồi kinh tế; (7) Ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực KH&CN; hướng dẫn thi hành các quy định về tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử,…
Bên cạnh đó, Bộ cũng tập trung nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Năng lượng nguyên tử, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.