Ảnh: Bloomberg Cục thống kê Nhật Bản vừa công bố giá tiêu dùng,ậtBảntạmchấmdứtsáuthánggiảmpháxem kèo bóng đá ngoại hạng anh trừ thực phẩm tươi sống, không thay đổi so với năm trước do đồng yên suy yếu khiến các chi phí tiện ích như điện, ga và nước lên mức cao nhất trong gần năm năm. Sản lượng công nghiệp tăng 2% so với tháng Tư, vượt mức dự tính 0,2% của Bloomberg. Doanh số bán lẻ cũng tăng 1.5%. Một số cửa hàng kinh doanh thực phẩm đang bán nhiều mặt hàng với giá cao hơn, chẳng hạn McDonald Nhật Bản bắt đầu bán hamburger với giá 570 yên (120.000 nghìn đồng) – mức đắt nhất từ trước đến nay. Các dữ liệu cho thấy chiến lược phục hồi tiền tệ của Thủ tướng Abe đã phát huy tác dụng, mở đường cho chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử thượng viện vào tháng tới. Ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng được giảm bớt áp lực kích thích tiền tệ sau cuộc bán tháo cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Một cuộc khảo sát của tờ nhật báo Nikkei cho thấy 55% số người được hỏi đồng tình với các chính sách kinh tế của ông Abe, và 66% ủng hộ nội các. Theo một khảo sát khác của Bloomberg, tâm lý các nhà sản xuất lớn nhất của Nhật Bản có thể sẽ tích cực hơn sau gần 2 năm. Ông Takuji Okubo, kinh tế trưởng công ty tư vấn Macro Advisors, nhận định: "Nhật Bản cần vài năm hoạt động kinh tế tích cực nữa thì mới khắc phục được gần hai thập kỷ giảm phát". Trong khi đó, một số công ty đã bày tỏ mối lo ngại về giá cả gia tăng. Hiệp hội các nhà sản xuất sắt thép cùng chín tổ chức công nghiệp khác đã kiến nghị bộ trưởng thương mại và công nghiệp Toshimitsu Motegi giảm thuế và hỗ trợ tài chính để làm dịu bớt tác động của chi phí đầu vào. Một chuyên viên phân tích từ công ty chứng khoán Nomura Securities cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận Nhật Bản chấm dứt được giảm phát, hay sẽ bắt đầu thời kỳ lạm phát. Lộ trình của mục tiêu lạm phát 2% mà ngân hàng trung ương Nhật Bản đưa ra khó có thể đạt được, nhất là khi chi tiêu hộ gia đình trong tháng Năm bất ngờ giảm 1.6%./.
Ngọc Nguyễn (theo Bloomberg, Reuters vaf Straits Times) |