当前位置:首页 > La liga

【trận đấu wuhan three towns fc】Mục sở thị hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại Lạng Sơn

muc so thi hoat dong kiem tra chuyen nganh tai lang son

Địa điểm KTCN tại Tân Thanh vắng bóng DN đến làm thủ tục. Ảnh: H.Nụ.

Nhu cầu nhiều- hiệu quả ít

TheụcsởthịhoạtđộngkiểmtrachuyênngànhtạiLạngSơtrận đấu wuhan three towns fco đánh giá của Cục Hải quan Lạng Sơn, hàng hóa XNK qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn đa dạng về chủng loại, trong đó có nhiều mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành của các bộ, ngành như: Bộ Y tế (về phụ gia thực phẩm, sản phẩm chứa đựng thực phẩm, trang thiết bị y tế, dược phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc…), Bộ NN&PTNT (thuốc bảo vệ thực vật, hàng kiểm tra an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật, hàng hóa kiểm dịch thực vật), Bộ Xây dựng (gạch ốp lát, kính xây dựng), Bộ Công an (bình chữa cháy…), Bộ Giao thông vận tải (ô tô, xe máy chuyên dụng), Bộ Công Thương (hàng dệt may, hàng hầm lò, hóa chất, tiền chất, kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu…), Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (tời, palăng, các loại bình chứa khí nén…), Bộ Thông tin và Truyền thông (máy in, thiết bị xuất bản phẩm, sản phẩm thu phát song, điện thoại di động…), Liên bộ Công Thương- Khoa học Công nghệ (mặt hàng thép) và một số bộ, ngành khác. Đáng chú ý, hàng hóa XNK qua địa bàn Chi cục Hải quan Tân Thanh chủ yếu là hàng hoa quả, nông sản (chiếm 80% tổng số hàng hóa XNK) là hàng hóa thuộc diện KTCN của Bộ NN&PTNT.

Từ khi địa điểm KTCN tập trung tại cửa khẩu Tân Thanh đi vào hoạt động (ngày 6-1-2016) đến nay, các đơn vị tại đây đã tích cực phối hợp và đạt được một số kết quả như: Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động KTCN, đồng thời tạo bước khởi đầu quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia. Đặc biệt, thời gian thông quan cho các lô hàng phát sinh đăng ký KTCN tại địa điểm kiểm tra tập trung đã được rút ngắn xuống còn 2 đến 3 giờ, điều này đã tạo điều kiện cho DN giảm thời gian và chi phí trong hoạt động XNK.

Tuy nhiên, qua khảo sát của phóng viên Báo Hải quan cho thấy, hiện địa điểm KTCN tập trung tại cửa khẩu Tân Thanh chật hẹp nên không thể bố trí được các trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác KTCN của các lực lượng. Do đó, các cơ quan Kiểm dịch y tế, Kiểm dịch thực vật và Kiểm dịch động vật vẫn phải làm việc tại trụ sở cũ. Bên cạnh đó, hàng hóa thuộc diện KTCN tại Tân Thanh chỉ phát sinh đối với mặt hàng hoa quả NK, trong khi thời điểm này nhu cầu tiêu thụ hoa quả NK từ Trung Quốc đang hạn chế dần nên không có DN đến làm thủ tục và địa điểm KTCN tập trung thường xuyên... khóa cửa.

Sau hơn 5 tháng địa điểm KTCN tập trung tại cửa khẩu Tân Thanh đi vào hoạt động, đến nay mới chỉ có 29 tờ khai đã làm thủ tục thuộc đối tượng KTCN của Viện Dệt may và Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia/14.218 tờ khai hải quan thuộc diện phải KTCN qua đơn vị, còn hàng hóa thuộc đối tượng KTCN của y tế, thực vật và động vật hầu như không phát sinh. Trong khi, tại cửa khẩu Cốc Nam, Chi Ma, Hữu Nghị lại phát sinh nhiều lô hàng thuộc đối tượng KTCN của Viện Dệt may, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP nhưng do khoảng cách xa, không thuận tiện nên các DN không đăng ký KTCN tại cửa khẩu Tân Thanh mà hầu hết đăng ký kiểm tra và nhận kết quả tại các cơ quan KTCN tại Hà Nội. Số liệu cho thấy, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2016, tổng số tờ khai hải quan thuộc diện KTCN qua địa bàn Cục Hải quan Lạng Sơn có 24.782 tờ khai (trong đó 15.913 tờ khai phải kiểm dịch, 450 tờ khai phải kiểm tra an toàn thực phẩm, 1.052 tờ khai phải kiểm tra chất lượng, 2 tờ khai kiểm tra về văn hóa và 7.367 tờ khai thuộc diện quản lý chuyên ngành).

Cần thay đổi

Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính cho phép DN đưa hàng về kho bảo quản. Đối với, các DN NK mặt hàng thuộc diện KTCN về hàm lượng formadehyd, ATVSTP qua địa bàn Lạng Sơn chủ yếu có trụ sở, địa chỉ kho hàng bảo quản tại Hà Nội, do vậy hầu hết các DN đã thực hiện đăng ký, lấy mẫu, nhận kết quả tại cơ sở KTCN tại Hà Nội.

Về vấn đề này, theo đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn, hiện nay tại miền Bắc, ngoài Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) còn có 3 đơn vị thuộc Bộ Y tế được chỉ định thực hiện kiểm tra VSATTP là: Viện Kiểm nghiệm ATVSTP, Viện Dinh dưỡng và Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng, DN được lựa chọn 1 trong 4 cơ quan kiểm tra mà DN thấy thuận lợi. Trong đó, Bộ Y tế là một trong những bộ, ngành đã thực hiện kết nối với Tổng cục Hải quan theo Cơ chế một cửa quốc gia, việc đăng ký, trả kết quả đối tượng KTCN được thực hiện qua mạng, do vậy lượng hồ sơ phát sinh khai báo qua địa điểm KTCN tập trung là rất ít.

Theo ông Trần Bằng Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, hiện hàng hóa thuộc diện KTCN qua Chi cục chủ yếu thuộc diện quản lý của Cục Đăng kiểm (Bộ Giao thông vận tải) liên quan đến ô tô, máy móc thiết bị.., một số ít thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương. Thời gian qua, đơn vị đã thường xuyên trao đổi với Cục Đăng kiểm về kết quả kiểm tra hàng hóa của các DN. Cũng theo ông Trần Bằng Toàn, trước mắt lựa chọn đặt địa điểm KTCN tại Tân Thanh sẽ thuận lợi cho mặt hàng nông sản NK nhưng DN NK mặt hàng khác như dệt may tại Chi Ma, Cốc Nam, Ga Đồng Đăng hay Hữu Nghị, nếu có nhu cầu phải di chuyển lên Tân Thanh thì trái đường, do đó, cần xem xét bố trí địa điểm KTCN tại nơi trung tâm nhất nhằm tạo thuận lợi trong quá trình làm thủ tục cũng như giảm chi phí, thời gian cho DN.

Để triển khai có hiệu quả hoạt động KTCN qua địa bàn, Hải quan Lạng Sơn cho rằng, tạo điều kiện cho cả DN và cơ quan kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét việc xây dựng địa điểm có vị trí thuận lợi để đối tượng KTCN tại cửa khẩu Cốc Nam, Hữu Nghị, Chi Ma có thể tham gia. Đồng thời cần sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hàng hóa thuộc diện KTCN để DN cũng như cơ quan thực thi thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, cần phải phối hợp tuyên truyền hoạt động KTCN tại cửa khẩu Tân Thanh để tăng lượng khách hàng cho các cơ quan KTCN. Cùng với đó là đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng trụ sở KTCN đáp ứng nhu cầu khối lượng KTCN nhằm mang lại hiệu quả thiết thực.

分享到: