【keo goc】Nuôi ước mơ cho sinh viên nghèo
Ông Trần Thanh Vinh trao học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Những bông hoa vượt vượt khó
Một ngày giữa tháng 11 trời chuyển lạnh,ôiướcmơchosinhviênnghèkeo goc thông qua nhóm Thiện nguyện Sài Gòn, đoàn thiện nguyện do ông Trần Thanh Vinh (Chủ tịch HĐQT Công ty Tâm Cảng có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh) cùng các cộng sự tìm về 5 hoàn cảnh đặc biệt. Mỗi người một cảnh, lớn lên trong nhọc nhằn, nhưng cùng chung ý chí vươn lên để đạt được ước mơ bước vào giảng đường ĐH.
Chuyến xe chở đoàn xuôi về xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc) tìm đến nhà em Nguyễn Thị Kim Loan. Vừa đặt chân vào sân nhà, mọi người không tin chính vào mắt mình khi chứng kiến gia cảnh quá khốn khó. Mồ côi cha, mẹ bệnh nặng. Cách đây 2 năm, Loan đậu ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng nhưng học hết học kỳ đầu tiên thì bệnh mẹ tái phát. Loan quyết định nghỉ học mưu sinh kiếm tiền mua thuốc cho mẹ và nuôi hai em. Gian khổ, có lúc đổ bệnh nhưng vẫn không khiến Loan từ bỏ ước mơ. Ngày đi làm, tối về Loan đem sách vở ra ôn lại kiến thức đến gần sáng mới đi ngủ. Kỳ thi vừa rồi Loan đã thi đậu vào Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng. “Nghị lực thật đáng khâm phục”, ông Vinh nghẹn giọng khi nghe Loan kể về hoàn cảnh.
Không khá hơn Loan, câu chuyện em Nguyễn Kim Thủy Tiên, tân sinh viên Khoa Du lịch – ĐH Huế cũng khiến cả đoàn từ thiện rớt nước mắt khi đến căn nhà cấp bốn ẩm thấp nằm cuối cồn Hến (phường Vĩ Dạ, TP. Huế) mà cha mẹ trước khi mất vì bạo bệnh để lại cho hai chị em Tiên. Để vào được ĐH, Tiên cùng chị gái mưu sinh bằng nghề cắt vải, cắt bìa may mũ.
Với tân sinh viên ĐH Khoa học - ĐH Huế Trần Thị Kiều Trinh ở phường Hương Văn (thị xã Hương Trà), mọi người không khỏi thán phục trước hoàn cảnh của cô gái nhỏ bé nhưng có nghị lực phi thường. Cha mẹ qua đời bởi căn bệnh ung thư quái ác, ba chị em Trinh lớn lên bằng sự cưu mang của chòm xóm. Vậy mà cả ba đều học giỏi, vượt khó, ngoan hiền khiến người trong vùng không tiếc lời khen ngợi nức tiếng.
Bằng cả trái tim
Ngoài ba hoàn cảnh kể trên, hai hoàn cảnh từng được Báo Thừa Thiên Huế phản ánh đó là Lê Thị Lan Hương (“Đến giảng đường bằng nghị lực” ngày 16/9) và Trần Thị Kiều Oanh (“Tự hào gia đình người lính Gạc Ma” ngày 27/3) cũng được đoàn đến tận nhà thăm hỏi, tìm hiểu. Cả hai giờ là tân sinh viên của ĐH Kinh tế - ĐH Huế. Lan Hương mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống bằng tình thương của chị gái. Còn Kiều Oanh - dù gian khổ nhưng em luôn tự hào về người cha từng là người lính chiến đấu ở trận hải chiến Gạc Ma (Trường Sa). Hòa bình lập lại, cha Oanh bán bánh bao và không may tử nạn trên đường mưu sinh. Cuộc sống khốn khó từ đó vây quanh gia đình Oanh khi một mình mẹ em phải nuôi 4 anh chị em.
Ngay sau một ngày khảo sát, đoàn mời các em lên TP. Huế và trao học bổng 1 triệu đồng/tháng trong suốt 4 năm học (48 triệu đồng/người) trong khán phòng ấm cúng mượn nhờ trụ sở Hội Nhà báo tỉnh. Riêng Loan còn được tặng một máy tính xách tay để phục vụ cho khối học kỹ thuật. “Chẳng biết nói chi hơn, tụi cháu xin cảm ơn chân thành đến chú Vinh cũng như những tấm lòng hảo tâm. Tụi cháu xin hứa sẽ học thật giỏi, ra trường kiếm được việc làm để tự lo cho bản thân, gia đình và nếu được, sẽ trả lại món nợ ân tình cho thế hệ mai sau”, Kim Loan đại diện các bạn tâm sự. Khi Loan phát biểu, ngồi cạnh đó, Oanh thì thầm: “Vậy là từ nay em có thể yên tâm để học, khỏi lo sợ đứt gánh giữa đường”.
Kể về hành trình đến với các hoàn cảnh nghèo, ông Trần Thanh Vinh nói rằng, thông qua các thông tin do những người con xứ Huế đang sinh sống làm việc tại nhóm Thiện nguyện Sài Gòn giới thiệu. “Ngay khi có thông tin đầy đủ, chúng tôi lập tức bay ra để tìm đến các em càng sớm càng tốt. Bởi lẽ nếu muộn thì lỡ đâu cơ hội đến trường của các em sẽ ngắn lại”, ông Vinh kể.
Ông Vinh cho biết, mình từng trải qua tuổi thơ vất vả, khốn khó ở Nghệ An, lớn lên đi bộ đội ở chiến trường Tây Nam bộ; giải ngũ trở về với ước nguyện làm việc cống hiến cho đất nước và giúp đỡ những hoàn cảnh như mình. Ông nói: “Cuộc gặp gỡ này là cuộc gặp gỡ của những tấm lòng, của thế hệ đi trước với thế hệ mai sau. Ở đâu đó vẫn còn nhiều gia cảnh, nhiều trường hợp khốn khó. Chúng tôi đến đây giúp các em như một phần trách nhiệm của mình với đất nước. Chỉ mong rằng, các em học giỏi để giúp đỡ những mảnh đời khác sau này”. Hỏi về chuyến thiện nguyện âm thầm này, ông Vinh chỉ nói ngắn gọn: “Giúp được gì cho đời thì cứ giúp, hãy làm bằng trái tim chân thành”.
PHAN THÀNH
相关文章
Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
Theo tờ Stuff.co.nz, mạng xã hội Facebook đã gặp sự cố bị gián đoạn khi tải dữ liệu trên phạm vi diệ2025-01-25Huyện Châu Thành A: Tìm hiểu pháp luật về quyền của phụ nữ
(HG) - Phòng Tư pháp huyện Châu Thành A vừa phối hợp với hội liên h2025-01-25Đại tướng Phan Văn Giang gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu khu vực phía Nam
Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+ Đại tướng Phan Văn2025-01-25Bác kháng cáo nhóm đối tượng cố ý gây thương tích
(HG) - Sáng ngày 20-9, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên t2025-01-25Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
Khi dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và có dấu hiệu lan rộng thì ngay lập tức tại Việt Nam, Ch2025-01-25Từ 1/4/2025, thí điểm nhận quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại
Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại Đề xuất mới về nhận chuyể2025-01-25
最新评论