【số liệu thống kê về nottingham forest gặp man city】Năm 2020, kinh tế Việt Nam có triển vọng tăng trưởng tốt hơn
Đây là nội dung thảo luận của các chuyên gia tại hội thảo “Kinh tế - tài chính Việt Nam năm 2019 và triển vọng” do Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức ngày 25/12,ămkinhtếViệtNamcótriểnvọngtăngtrưởngtốthơsố liệu thống kê về nottingham forest gặp man city tại Hà Nội.
Việt Nam dễ bị lợi dụng "mượn đường" cho hàng hóa tránh thuế xuất sang Mỹ
Tham luận tại hội thảo, ông Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết, Việt Nam đang chịu nhiều tác động tiêu cực về mặt thương mại từ cuộc thương chiến Mỹ-Trung. Sự gia tăng đơn hàng của phương Tây dịch chuyển từ Trung Quốc sang không lớn, trong khi Việt Nam đang bị mất sức cạnh tranh và bị lợi dụng trong thương mại lại có dấu hiệu gia tăng.
Trong đó, hàng hóa Trung Quốc thừa ế đang tìm nơi tiêu thụ ở Việt Nam. Hàng hóa Trung Quốc được sản xuất với công nghệ tiên tiến hơn, rẻ hơn, đồng thời Trung Quốc lại nắm khâu nguyên liệu đang lấn át hàng Việt Nam ngay tại sân nhà.
“Tồi tệ hơn, đống hàng hóa lại được tiếp sức từ sự chênh lệch tỷ giá có lợi cho hàng Trung Quốc. Tỷ giá VND/USD giảm 0,2%, nghĩa là đồng VND lên giá, từ đầu năm; trong khi tỷ giá NDT/USD lại tăng tới 4,6%, nghĩa là đồng tiền này giảm giá trong cùng kỳ. Điều này khiến hàng Trung Quốc lại càng rẻ hơn so với hàng Việt Nam tới gần 5% trong vòng 11 tháng qua” - ông Sơn cho hay.
Cùng với đó, đồng Việt Nam chịu sức ép lên giá vì dòng vốn nước ngoài sang Việt Nam "tránh bão" chiến tranh thương mại với Mỹ. Còn đồng NDT mất giá vì sự điều chỉnh có ý đồ nhằm chống lại áp lực chiến tranh thương mại với Mỹ. Điều này đang gây bất lợi cho cạnh tranh của hàng Việt với hàng Trung Quốc ngay tại Việt Nam. Đó là lý do giải thích tại sao nhiều chuỗi bán lẻ mọc lên khi có thương chiến Mỹ-Trung và nhiều trong số đó bị phát hiện là hàng Trung Quốc chứ không phải hàng Việt.
Theo ông Sơn, tình trạng hàng nhập từ Trung Quốc tăng mạnh. Quan trọng hàng đóng mác Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc cho thấy ngành dệt may Việt Nam và nhiều ngành khác đang bị hàng Trung Quốc đội lốt cạnh tranh tại sân nhà. Mối quan hệ thương mại kiểu này đang gây nguy cơ triệt thoái thương hiệu Việt sau hơn 30 năm hội nhập.
Mặt khác, trong thương mại với Mỹ thì Việt Nam bị mắc kẹt trong xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Đó là Việt Nam dễ bị lợi dụng "mượn đường" cho hàng hóa tránh thuế xuất sang Mỹ. Tình trạng đã xảy ra với ngành gỗ, sắt thép, nhôm, dệt may.
Thêm vào đó, dòng FDI Trung Quốc và hàng hóa Trung Quốc đội lốt hàng Việt còn có khả năng lợi dụng vị thế của Việt Nam trong các hiệp ước thương mại song phương với các đối tác khác. Điều này có thể gây tai hại cho danh tiếng hàng Việt Nam trong các khối hội nhập này.
Ông Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và Chính trị thế giới tham luận tại hội thảo. Ảnh: Đức Việt. |
Biện pháp tăng trưởng bền vững
Để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính cho rằng, trong năm 2020 cần thực hiện đồng bộ hàng loạt các biện pháp, trong đó tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững. Đặc biệt, cần theo dõi sát tình hình biến động của nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính - tiền tệ, chủ động, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, từng bước ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam.
Đồng thời, theo dõi, quản lý và giám sát các biến động trên thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán… để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời, tránh để xảy ra các biến động bất thường tác động xấu đến nền kinh tế.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, cần đẩy mạnh cải cách cơ cấu nền kinh tế thực chất hơn, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa vào ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động... Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tích cực thực hiện chuyển đổi số đồng bộ trong các hoạt động quản lý nhà nước, thực hiện Chính phủ điện tử và chế độ “một cửa”, tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân được coi như một động lực mới giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế trong giai đoạn tăng tốc của nền kinh tế để vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Đồng thời, tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các DNNN theo cơ chế thị trường với những DN mà nhà nước cần nắm giữ với vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tế.
Trong điều kiện một số quốc gia nâng cao hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan, các DN trong nước cần nâng cao ý thức tự bảo vệ, đồng thời tích cực đấu tranh chống hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng gian lận thương mại, hàng đội lốt thương hiệu, giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu vào các quốc gia đã ký kết các hiệp định tự do thương mại hoặc đã dành cho hàng Việt Nam các ưu đãi.
Còn theo ông Sơn, năm 2020 là năm có triển vọng tăng trưởng tốt hơn năm 2019, các biến động lớn tiêu cực ít có khả năng xảy ra. Trong đó, Việt Nam bị tác động mạnh từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Lợi ích từ dòng FDI từ Trung Quốc sang không như mong muốn, thậm chí có nhiều dấu hiệu bất lợi. Dòng thương mại từ Trung Quốc đang trở thành thế lực gây tổn hại cho sản xuất và thương mại của Việt Nam.
Do vậy, Việt Nam cần xem xét điều chỉnh tỷ giá, không nên nhiệt tình với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vì dễ bị lợi dụng. Ngoài ra, tăng cường biện pháp ngăn tác động xấu từ FDI và thương mại của Trung Quốc./.
Đức Việt
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/927e298489.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。