【kqbd lyon】Thay đổi đáng ghi nhận trong công khai, minh bạch ngân sách
Ngày 8/10,đổiđángghinhậntrongcôngkhaiminhbạchngânsákqbd lyon tại Hà Nội, Oxfam Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Tài chính cho Phát triển” sau 5 năm triển khai (2016-2020). Dự án do Oxfam và các đối tác trong Liên minh Công bằng thuế Việt Nam, Liên minh Minh bạch ngân sách và Liên minh khoáng sản thực hiện.
Trong 5 năm triển khai dự án, Oxfam và Liên minh Công bằng thuế đã thực hiện nhiều nghiên cứu mang tính đột phá về thuế tại Việt Nam, làm cơ sở cho các khuyến nghị và đóng góp tích cực vào các chính sách thuế. Có thể kể đến “Báo cáo đánh giá mức độ công bằng thuế tại Việt Nam” năm 2017; “Báo cáo đánh giá về tác động của đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng lên tổng thể nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình”; “Khả năng áp dụng và tác động của thuế tài sản tại Việt Nam” năm 2018; “Báo cáo cải thiện khung pháp lý về tránh thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – bao gồm trường hợp Conocophillips – Parenco”; “Trốn và tránh thuế ở Việt Nam: Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp"...
Theo các chuyên gia, áp dụng chính sách thuế minh bạch và công bằng nhằm đảm bảo thu ngân sách để đầu tư cho dịch vụ công thiết yếu là con đường hiệu quả để tăng niềm tin của người dân với Chính phủ. Song song với việc thực thi chính sách thuế công bằng, việc chi tiêu ngân sách là yếu tố quyết định ai được hưởng lợi từ quá trình phát triển và ai bị bỏ lại phía sau.
Dự án đã thành công trong việc thúc đẩy mở rộng các không gian để cộng đồng và các tổ chức xã hội tham gia giám sát công khai ngân sách và chi tiêu công, thông qua các sáng kiến như: Ngân sách công dân, giám sát chi tiêu công, dân chấm điểm dịch vụ công Mscore, sáng kiến minh bạch công nghiệp khai khoáng, hay chỉ số công khai ngân sách cấp tỉnh và chỉ số công khai minh bạch ngân sách cấp bộ và các cơ quan Trung ương.
Ông Nguyễn Quang Thương, đại diện Liên minh Minh bạch ngân sách (BTAP) chia sẻ: "Tài chính cho phát triển là câu chuyện của việc nguồn lực này của ai? được sử dụng như thế nào? có đảm bảo công bằng và đáp ứng được các nhu cầu của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương không? Trong câu chuyện này, chúng tôi nhìn thấy thay đổi đáng ghi nhận của cơ quan nhà nước trong công khai minh bạch ngân sách và sức mạnh của người dân khi họ tham gia quản lý và giám sát ngân sách”.
Kết quả khảo sát công khai ngân sách cấp quốc gia năm 2019 cho thấy Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ban đầu về minh bạch ngân sách cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp bộ ngành. Chính phủ, Bộ Tài chính và các tỉnh đã nỗ lực thực hiện các cam kết công khai thông tin về quản lý và sử dụng nguồn lực công để người dân có thể tham gia thảo luận về ngân sách với những cải cách về pháp luật và thể chế quản trị ngân sách theo hướng minh bạch hơn.
Theo Oxfam, Việt Nam có sự cải thiện trên cả ba phương diện: minh bạch, sự tham gia và giám sát ngân sách trong năm 2019. Trong thời gian tới, Việt Nam hoàn toàn có khả năng cải thiện mức độ công khai ngân sách tốt hơn nữa nếu Chính phủ và Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các cải cách mạnh hơn về pháp luật và thể chế trong quản trị ngân sách nhà nước.
Thảo Miên
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/927d298590.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。