【đội hình rb leipzig gặp sc freiburg】Viễn cảnh dịch Covid
Xuất khẩu điều khốn đốn cho tới "hậu" Covid-19?ễncảnhdịđội hình rb leipzig gặp sc freiburg | |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sẽ từng bước nới lỏng, khôi phục các hoạt động xã hội | |
Tổng thống Trump và “lựa chọn sinh tử” cho New York vì Covid-19 | |
WHO lo ngại về diễn biến nhanh chóng của đại dịch Covid-19 ở châu Phi |
Đợt bùng phát đầu tiên của dịch Covid-19 còn chưa qua đi thì các nhà khoa học đã bắt đầu lo ngại về làn sóng bùng phát lần 2 của dịch bệnh này. Ảnh: Reuters. |
Đợt bùng phát lần thứ 2 có thể tàn phá tồi tệ hơn lần đầu tiên, khi mà tính đến ngày 20/4, dịch Covid-19 đã khiến ít nhất 2,4 triệu người trên thế giới mắc bệnh và hơn 165.000 người tử vong, hoặc cũng có thể ít nghiêm trọng hơn lần một nếu mức độ miễn dịch đã cao hơn.
Tuy nhiên, chúng ta không có quả cầu tiên tri nào để nhìn trước tương lai ngoài những suy đoán và bởi một thực tế nữa là, SARS-CoV-2 là một chủng virus mới, do đó, vẫn còn rất nhiều bí ẩn về virus này mà các nhà khoa học chưa thể khám phá ra.
Liệu những người đã hồi phục sau khi mắc Covid-19 có khả năng miễn dịch hay không? Sự miễn dịch này kéo dài trong bao lâu? Liệu virus SARS-CoV-2 có giống virus cúm và bệnh cảm lạnh thông thường hay không, khi mà chỉ đạt đỉnh vào mùa lạnh và giảm dần vào mùa nóng? Hay còn có khả năng lây nhiễm đáng sợ nào khác chưa được phát hiện ở loại virus nguy hiểm này bất kể thời tiết như thế nào?
Có vô số câu hỏi về virus SARS-CoV-2 mà giới khoa học chưa trả lời được. Cho đến khi có vaccine chữa trị, "thật không may là chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến làn sóng bùng phát dịch bệnh lần thứ hai hoặc thậm chí lần thứ ba", Peter Marks, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học thuộc Hiệp hội Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ nhận định.
"Tôi thấy rùng mình khi nghĩ về điều này nhưng tôi cho rằng chúng ta phải có cái nhìn thực tế".
Những câu hỏi quan trọng
Câu hỏi đầu tiên mà các bác sĩ đặt ra là liệu ai đó có khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 hay không và nếu có thì điều đó kéo dài bao lâu. Chẳng hạn như những người bị quai bị sẽ có miễn dịch suốt đời với loại bệnh này. Các kiểu cảm lạnh thông thường do các chủng virus corona khác gây nên sẽ có miễn dịch giảm dần trong vòng 1 năm.
Dịch Covid-19 là một bệnh dịch mới nên hiện vẫn chưa có dữ liệu rõ ràng về những người đã hồi phục sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên, với một số tương đồng giống như dịch SARS và MERS thì một số người mắc Covid-19 có thể có một vài khả năng miễn dịch nào đó.
Tuy nhiên tỷ lệ dân số miễn dịch là không thể biết bởi các quốc gia vẫn chưa thể hoàn thành xét nghiệm diện rộng. Ngoài ra, nếu miễn dịch không kéo dài suốt đời khi chúng ta vẫn có thể mắc Covid-19 nhiều hơn 1 lần và rất khó để xác định các nạn nhân mới của dịch bệnh này.
Một câu hỏi nữa để các nhà khoa học xác định về các làn sóng bùng phát tiếp theo của dịch Covid-19 là liệu virus SARS-CoV-2 có biến mất khi mùa hè đến hay không.
"Chúng ta thực sự chưa biết liệu virus SARS-CoV-2 có quay trở lại vào thời điểm mà mọi người bắt đầu ra ngoài trở lại hay không, hoặc liệu thời tiết ấm hơn có giúp ích gì chúng ta hay không", Michael Mina - một giáo sư về dịch tễ học tại Trường Y tế cộng đồng Chan của Đại học Harvard cho biết.
Trong trường hợp dịch Covid-19 bùng phát theo mùa, các mô hình dự đoán đã chỉ ra rằng dịch bệnh này có thể giống như cúm, tức là xảy ra từ tháng 10 – tháng 5 năm sau, đạt đỉnh vào tháng 10 và tháng 11.
Các chuyên gia cho rằng nếu dịch Covid-19 quay trở lại hàng năm giống như cúm mùa thì hệ thống y tế của các quốc gia sẽ trở nên quá tải khi phải cùng lúc đối phó với cúm mùa đông và dịch Covid-19.
Cần làm gì nếu làn sóng dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát?
Để ngăn chặn viễn cảnh này, việc xét nghiệm diện rộng cần phải sẵn sàng thực hiện và quá trình theo dõi tiếp xúc phải được tiến hành nghiêm ngặt để phát hiện những người đã mắc bệnh và cách ly họ ít nhất 14 ngày.
"Nguy cơ các làn sóng bùng phát dịch Covid-19 lặp lại càng cao thì chúng ta càng phải nhanh chóng sẵn sàng hành động trước mỗi đợt bùng phát mới và nhanh chóng cách ly những người mắc bệnh", Mike Reid - một giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California-San Francisco cho biết.
Các chuyên gia cho rằng chúng ta có thể đóng vai trò quan trọng để ngăn chặn cả về quy mô lẫn mức độ nghiêm trọng của những làn sóng bùng phát tiếp theo của dịch Covid-19. Cụ thể, mọi người cần phải tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh hiện nay, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang ở nơi công cộng và duy trì giãn cách xã hội.
Ngoài ra, hệ thống giám sát chặt chẽ và khả năng sẵn sàng xét nghiệm diện rộng cũng là những yếu tố quan trọng để hạn chế mức độ của làn sóng dịch bệnh lần thứ 2 so với lần đầu.
Một số khu vực trên thế giới sẽ mở cửa lại các trường học, trong khi những nơi khác thì phân bổ lại thời gian học để tránh tình trạng tất cả học sinh đến trường cùng một lúc. Biện pháp tương tự cũng được thực hiện ở các cơ quan và thậm chí một số nơi làm việc còn cho phép nhân viên có thể làm việc từ nhà. Bên cạnh đó, một số địa phương thực hiện các biện pháp bảo vệ người cao tuổi bằng cách hạn chế tối đa nguy cơ họ tiếp xúc với những người mắc bệnh. Một số quốc gia khác thì các nhà chức trách tạo ra những cuốn "hộ chiếu" cho các công dân miễn dịch dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu để những người này được phép quay trở lại cuộc sống bình thường.
Chuyên gia Lipsitch cho rằng việc đo thân nhiệt tại trường học và doanh nghiệp như các nước châu Á đang làm hiện nay cũng là một biện pháp hữu ích.
Theo các chuyên gia, sự thận trọng là yếu tố then chốt.
"Không ai có thể nói trước được khi nào không còn nguy cơ nữa", William Hanage, giáo sư về dịch tễ tại Trường Y tế công cộng Chan thuộc Đại học Harvard cho biết.
"Dịch Covid-19 rất dễ lan rộng và có thời gian ủ bệnh đủ lâu để tăng từ 100 ca đã được xác nhận trong 1 tuần lên 65.000 ca chỉ trong 1 vài tuần sau đó. Chỉ cần 1 sự sơ suất là chúng ta sẽ thấy sự gia tăng trở lại", chuyên gia William Hanage đánh giá.
Những bài học đắt giá
Bài học từ đợt bùng phát dịch SARS năm 2003 ở Toronto, Canada từng khiến 375 người mắc bệnh và 44 người tử vong chính là bài học cho chúng ta. Thành phố này đã mở rộng các biện pháp phòng ngừa vào tháng 3 nhưng sau đó đã dỡ bỏ vào tháng 5 khi dịch bệnh dường như đã trôi qua nhưng thực sự là nó chưa hề kết thúc.
"Toronto đã dừng lại (các biện pháp phòng ngừa-ND). Họ đã có 1 đốm lửa và sau đó phải mất vài tuần để đưa mọi thứ quay trở lại tầm kiểm soát”, giáo sư Hanage nhận định.
Ngoài ra, việc ngày càng có nhiều quốc gia chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng các ca mắc Covid-19 nhập khẩu cũng làm dấy lên lo ngại về làn sóng bùng phát dịch bệnh lần thứ hai và đặt ra thách thức với các nhà chức trách trong việc xác định khi nào sẽ chấm dứt các quy định hạn chế đi lại hiện nay.
"Tôi cho rằng việc vạch ra tiến trình này sẽ rất thách thức. Không quốc gia nào muốn mở cửa trở lại quá sớm bởi họ có thể trở thành những quốc gia đầu tiên chứng kiến làn sóng bùng phát dịch bệnh lần thứ hai trên quy mô lớn", Ben Cowling, giáo sư tại Trường Y tế Cộng đồng tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) nhận định trên CNBC.
"Theo tôi, thậm chí cả khi một số quốc gia đã vượt qua làn sóng bùng phát dịch bệnh lần đầu tiên thì họ cũng sẽ đối mặt với thách thức từ những quốc gia đang trải qua đợt bùng phát lần đầu hoặc lần thứ 2, một tình cảnh hiện đang diễn ra ở Trung Quốc", Cowling cho biết.
Chuyên gia này cũng cảnh báo rằng những bài học từ Hong Kong (Trung Quốc), Singapore và một số quốc gia châu Á khác đã cho chúng ta thấy những ca Covid-19 nhập khẩu thực sự có thể tạo nên những vấn đề lớn về việc kiểm soát dịch bệnh.
Singapore từng nhận được nhiều khen ngợi vì đã can thiệp sớm từ tháng 1/2020, dẫn đến số ca Covid-19 luôn ở mức ổn định. Tuy nhiên, với hơn 6.500 ca mắc Covid-19 tính đến ngày 20/4, Singapore là ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á sau khi trải qua sự gia tăng đột ngột các ca mắc Covid-19 gần đây.
"Tại Singapore, họ lựa chọn xét nghiệm và theo dõi như những biện pháp ưu tiên và điều đó dường như hoạt động hiệu quả cho đến khi có ngày càng nhiều ca nhập khẩu khiến việc xét nghiệm và theo dõi gặp vấn đề", chuyên gia Cowling giải thích.
Theo chuyên gia này, bài học từ Singapore là trong khi việc xét nghiệm và theo dõi tiếp xúc đóng vai trò quan trọng thì vẫn cần đến "các biện pháp giãn cách xã hội ở một mức độ nào đó trong chiến lược thoát khỏi dịch bệnh".
相关推荐
- Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- Chính phủ ra quy định về xuất xứ hàng hóa
- 'Điểm danh' 80 trường đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng
- Sau rà soát, thêm 53 người đạt tiêu chuẩn GS, PGS năm 2017
- Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- Bình Thuận: Phát hiện 4/4 mẫu xăng không đạt chất lượng khi thử nghiệm
- KĐT Tân Tây Đô: Dân ‘mỏi mòn’ chờ nước sạch
- Hà Nội: Khuyến cáo người dân không nên mua nhà tại 79 chung cư không đảm bảo công tác PCCC