【lich thi đâu bóng đá hôm nay】Bất động sản: Cần bao nhiêu nghìn tỷ nữa để cứu?
作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 01:33:13 评论数:
Sau khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng coi như thất bại,ấtđộngsảnCầnbaonhiêunghìntỷnữađểcứlich thi đâu bóng đá hôm nay liên tiếp gần đây báo chí lại đưa tin về gói tín dụng 50.000 tỷ đồng, 70.000 tỷ đồng dành cho lĩnh vực này.
Đang chờ… giải cứu cho chính gói 30.000 tỷ
Gói hỗ trợ lãi suất thấp dành cho phân khúc nhà ở xã hội được đưa ra từ giữa năm 2013, với kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu nhờ lãi suất cho vay mua nhà thấp, góp phần giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp, đồng thời tạo thanh khoản, làm “ấm” dần thị trường. Thế nhưng sau nửa năm triển khai, gói tín dụng này chỉ giải ngân được vỏn vẹn hơn 1%.
Nguyên nhân của sự chậm chễ này được lý giải theo nhiều cách. Phía cơ quan quản lý nêu ra một trong những lý do quan trọng là thiếu nguồn cung, thiếu dự án đáp ứng được tiêu chí của gói cho vay. Trong khi đó, phía các doanh nghiệp, người tiêu dùng cho rằng thủ tục phức tạp, cơ chế không thông thoáng là những nguyên nhân chính khiến họ không tiếp cận được gói tín dụng này.
Kể từ đầu năm 2014, với sự nỗ lực của các cơ quan quản lý trong đó có việc hạ lãi suất cho vay xuống 5%, tốc độ giải ngân của gói tín dụng đã được đẩy nhanh. Trong 3 tháng đầu năm, mỗi tháng trung bình đã giải ngân thêm được 1%, đưa tổng mức giải ngân lên hơn 4%. Tuy nhiên, nếu cứ duy trì tốc độ giải ngân như vậy, có lẽ phải hơn… 8 năm nữa gói này mới triển khai hết.
Chính vì vậy, cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Xây dựng đã đề xuất với Chính phủ nới lỏng các điều kiện về cho vay để “cứu” cho chính gói 30.000 tỷ đồng. Cụ thể như bỏ khống chế về giá tiền, diện tích căn hộ, kéo dài thời hạn cho vay đối với khách hàng cá nhân, cho phép thêm nhiều ngân hàng thương mại tham gia…
Gói 50.000 tỷ đồng: Hư danh?
Cuối tháng 3 vừa qua, Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) đã gây xôn xao dư luận khi công bố gói tín dụng 50.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản thông qua hình thức liên kết 4 nhà. VNCB cũng cho biết có tới 9 ngân hàng thương mại cùng tham gia chương trình này như BIDV, Vietinbank, Agribank, Sacombank, Oceanbank…
Tuy nhiên, khi tìm hiểu chi tiết thì chương trình cho vay này thực chất là cho vay thông thường, lãi suất không ưu đãi. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đây thuần túy chỉ là một mô hình cho vay và quản lý dòng vốn theo cách thức liên kết giữa các bên liên quan, như Tập đoàn Thiên Thanh (cổ đông lớn của VNCB), VNCB và một số nhà thầu, nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản.
Hơn nữa, việc công bố số lượng vốn sẽ cho vay theo mô hình này là 50.000, 70.000 hay 100.000 tỷ đồng cũng không quan trọng bởi đây là hoạt động cho vay thương mại, theo thoả thuận của các bên. Một số ngân hàng có tên trong danh sách cho biết, họ cũng mới chỉ đang bàn bạc với VNCB về khả năng hợp tác chứ chưa có cam kết gì cụ thể.
Gói tín dụng 70.000 tỷ đồng: Hy vọng mới
Mới đây nhất, đầu tháng 4, NHNN đã “hé lộ” một số thông tin về một gói tín dụng ưu đãi mới cho thị trường bất động sản theo mô hình liên kết 4 nhà. Gói tín dụng trị giá khoảng 70.000 tỷ đồng này sẽ do NHNN tập hợp, giám sát để đảm bảo việc cho vay và giải ngân hiệu quả.
Được biết, NHNN và 5 ngân hàng thương mại nhà nước đang cùng làm việc để sớm triển khai chương trình này, các thông tin cụ thể như lãi suất, điều kiện cho vay chưa được công bố. Sau nhiều nỗ lực “giải cứu” bất động sản chưa thành công, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng có thể gói tín dụng ưu đãi mới này sẽ có công thức tốt hơn với những cải thiện cụ thể và tạo thanh khoản cho thị trường.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng vấn đề đối với bất động sản không chỉ là bơm tiền ra thị trường, mà cũng như nhiều lĩnh vực khác, điều mà thị trường cần nhất là lòng tin để người dân có thể bỏ tiền ra chi tiêu. Lòng tin đó cần được gây dựng và củng cố bằng cơ chế chính sách hỗ trợ rõ ràng, nhất quán, thuận tiện, bằng thông tin minh bạch, đầy đủ.
Bình luận về câu chuyện này, Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa cho rằng, một mặt, việc tăng cường tín dụng cho khu vực tư nhân là rất quan trọng, tuy nhiên vấn đề không chỉ là tiền. Việc tiếp cận nguồn vốn chỉ là một phần trong các giải pháp, dù là phần quan trọng. Ngoài ra còn cần những giải pháp như giảm bớt gánh nặng của các quy định quan liêu, thủ tục pháp lý cồng kềnh, rườm rà, mở rộng lĩnh vực hoạt động cho DN.
Bên cạnh đó, các gói kích thích cần phải cân đối giữa các khu vực doanh nghiệp (DN). Đối với một số DN, việc bơm vốn không phải là điều quan trọng, mà họ cần kỹ năng quản trị, sản xuất, tiếp cận thị trường, giảm gánh nặng về quan liêu, thủ tục hành chính... Chính vì vậy, “chúng ta cần thông tin để hiểu rõ những hạn chế, nút thắt cổ chai của từng bộ phận trong nền kinh tế, để đánh giá xem những giải pháp hỗ trợ có cần thiết, hữu ích hay không. Có như vậy, mới đánh giá được những phản ứng về mặt chính sách có phù hợp hay không”, bà Kwakwa nói./.
Hoàng Yến