【cách chơi sicbo】Tăng tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi, ngân sách tăng chi 17,5 tỷ đồng/năm
作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 23:45:56 评论数:
Chiều 23/3,ăngtuổitrẻemlêndướituổingânsáchtăngchitỷđồngnăcách chơi sicbo Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) và thảo luận hội trường về dự thảo Luật này. Theo đó, việc nâng độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 tuổi nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu.
Đề xuất nâng độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 tuổi
Tại phiên thảo luận, cơ bản các đại biểu đồng ý với việc sửa đổi Luật lần này và thống nhất với việc lấy tên là Luật Trẻ em. Về việc dự thảo điều chỉnh độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 tuổi cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu, trong đó cũng có không ít ý kiến chưa tán thành với quy định này. Các đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP. HCM), Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), ĐB Trịnh Thanh Bình (Bến Tre),... còn tỏ ra băn khoăn với điều khoản này và lo ngại với việc xáo trộn các quy định tại các dự luật khác khi đã quy định điều khoản cho từng độ tuổi riêng biệt.
Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho biết, một số ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh này không thống nhất với quy định về độ tuổi trong các luật liên quan, như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Thanh niên ....
Theo UBTVQH, tăng tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi, ngân sách chi thêm 17,5 tỷ đồng/năm . Ảnh: DT |
Tuy nhiên, UBTVQH cho rằng, việc điều chỉnh độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 tuổi nhằm thống nhất việc sử dụng thuật ngữ “người chưa thành niên” mà không ảnh hưởng đến chính sách áp dụng đối với người chưa thành niên hoặc từng nhóm trẻ em cụ thể và không mâu thuẫn với các luật hiện hành hoặc cản trở việc thực hiện quyền, trách nhiệm của người dưới 18 tuổi quy định trong các luật khác.
“Trên thực tế, không phải tất cả trẻ em đều được áp dụng đồng thời các chính sách và quy định pháp luật như nhau mà được chia theo độ tuổi và chia theo các nhóm đối tượng cụ thể để áp dụng cho phù hợp. Các chính sách hiện hành đang áp dụng cho người chưa thành niên về cơ bản sẽ không có sự thay đổi vì các chính sách đó không phụ thuộc vào việc những người này có được xem là trẻ em hay không”, Chủ nhiệm Đào Trọng Thi phân tích.
Cùng với đó, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em quy định “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn”. Theo đó, tuổi trẻ em gắn với tuổi chưa thành niên do luật pháp các quốc gia quy định. Hiến pháp và các bộ luật liên quan của nước ta đều quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên mới tự thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân.
Như vậy, “hệ thống pháp luật nước ta đã thống nhất quy định người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên và độ tuổi này được xác định là ranh giới để phân biệt giữa người chưa trưởng thành đầy đủ với người trưởng thành đầy đủ”, ông Đào Trọng Thi nhấn mạnh.
Tăng tuổi trẻ em, ngân sách chi thêm bao nhiêu tiền?
Tại phiên thảo luận, một số ý kiến ĐB còn cho rằng, khi tăng tuổi trẻ em lên thành dưới 18 tuổi sẽ làm tăng chi ngân sách nhà nước so với mức hiện nay. Đây cũng là ý kiến của một số ĐB khi đóng góp ý kiến về dự thảo Luật này trước đó.
Giải trình lo ngại này, Chủ nhiệm Đào Trọng Thi cho biết, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay số người trong độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là 4.384.472 người. Khi điều chỉnh độ tuổi, số người này sẽ được xem là trẻ em và vẫn được hưởng đầy đủ các chính sách hiện hành được quy định tại Luật Thanh niên và chi phí chỉ phát sinh khi áp dụng các chính sách chi cho các trường hợp cần chăm sóc, bảo vệ đặc biệt (khoảng 250.000 người) và chi phí cho công tác phòng ngừa, can thiệp sớm, tái hòa nhập cộng đồng cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thuộc độ tuổi này.
Tuy nhiên, “chi phí này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong chính sách xã hội dành cho nhóm đối tượng yếu thế”, ông Thi nói.
Cụ thể, theo báo cáo đánh giá tác động của Bộ LĐTBXH, tổng ngân sách nhà nước cả cấp Trung ương và địa phương chi cho trẻ em hàng năm là gần 100 tỷ đồng. Với tổng số trẻ em như hiện nay là 27 triệu trẻ em, thì mức chi bình quân cho mỗi trẻ em là gần 4.000 đồng/trẻ/năm. Nếu tăng số độ tuổi trẻ em, số lượng trẻ em tăng thêm 4.384.472 người và giữ nguyên mức đầu tư ngân sách cho trẻ em như trong giai đoạn hiện nay, thì chi phí này sẽ chỉ tăng thêm 17,5 tỷ đồng mỗi năm./.
Duy Thái