【bong da net keo】Sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường học

时间:2025-01-25 23:02:07 来源:Empire777

Áo phao thông minh của học sinh A Lưới đạt giải cao trong cuộc thi

Câu lạc bộ “Nhà khoa học trẻ"

Vượt qua trên 700 đề tài tham gia,́ngtạokhoahọckỹthuậttrongtrườnghọbong da net keo sản phẩm "Hệ thống hoá bộ thí nghiệm phục vụ dạy học cấp trung học cơ sở (THCS) & trung học phổ thông (THPT)" của câu lạc bộ “Nhà khoa học trẻ”, Trường THCS Phong Hoà (Phong Điền) đoạt giải ba cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh - thiếu niên và nhi đồng toàn quốc năm 2019.

Thành công của sản phẩm là các thành viên đã sử dụng “thiết bị cảm biến Addestation” đang được nhiều nước tiên tiến áp dụng giúp học sinh tiếp cận với công nghệ hiện đại, giải quyết hơn 70% bài học môn vật lý ở cả cấp THCS lẫn THPT. Người học được rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành và làm việc nhóm.

“Câu lạc bộ nhà khoa học trẻ” được thành lập cách đây 2 năm, thu hút 30 học sinh từ lớp 7 đến lớp 9 tham gia. Thầy giáo Nguyễn Văn Khuyên, Chủ nhiệm câu lạc bộ, nhớ lại: Các em đăng ký tham gia khá đông, đơn giản là đam mê nghiên cứu khoa học, muốn khám phá những gì đang diễn ra xung quanh bởi phòng thực hành thường thiếu trang thiết bị. Từ những cô cậu khá rụt rè, các em chủ động đề xuất đề tài, xây dựng định hướng nghiên cứu, thu thập, xử lý dữ liệu … gắn với thực tiễn và phù hợp với điều kiện nghiên cứu trong trường học.

Chỉ trong thời gian ngắn, câu lạc bộ thực hiện nhiều dự án, như: Bộ thí nghiệm chứng minh sự nở vì nhiệt của chất rắn; Hệ thống phòng chống trộm xe máy bằng công tắc đảo đơn giản; hệ thống tự động báo mất điện; Đèn báo điện áp dòng một chiều… Câu lạc bộ “Nhà khoa học trẻ" đã đoạt một số giải cấp huyện, tỉnh và quốc gia khi tham gia cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật và giải thưởng Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng.

“Sân chơi” tuổi học trò

Hưởng ứng cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phát động, hướng đến cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF), bắt đầu từ năm học 2009 - 2010, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật cấp tỉnh. Cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ kỹ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Không chỉ các trường ở Huế hay các vùng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, cuộc thi lan tỏa và được sự hưởng ứng tích cực, rộng khắp của học sinh toàn tỉnh. Lần đầu tham gia, học sinh A Lưới đã có giải cao để “rinh” về vùng cao. Cuộc thi cũng không còn “độc quyền” dành học sinh THPT  mà còn cả học sinh THCS. Cũng trong lần đầu dự giải, học sinh Trường THCS Duy Tân (Huế) giành được giải thưởng cao quý.

So với 15 đề tài trong cuộc thi được tổ chức lần đầu, cuộc thi năm học 2019 - 2020 có đến 133 đề tài dự thi. Nhiều đề tài được ban giám khảo đánh giá cao, như: Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất nấm trắng sữa, xác định một số thành phần hóa học có hoạt tính chống oxi hóa và ứng dụng bào chế cốm hòa tan từ cao nấm trắng sữa (Trường THPT Thuận An - Phú Vang); Nói không với rác thải nhựa - dự án nâng cao năng lực quan tâm đến môi trường (Trường THPT Cao Thắng - TP. Huế); Phần mềm xử lý, lưu trữ và trị liệu cảm xúc bằng âm nhạc (Trường THPT chuyên Quốc Học Huế); Áo phao thông minh tái chế từ rác thải nhựa (Trường THPT A Lưới)…

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng ban tổ chức và Ban giám khảo cuộc thi 2019 - 2020 đánh giá, các đề tài đều có ý tưởng mới, xác định được vấn đề cần nghiên cứu rõ ràng, nội dung gắn với thực tiễn, phù hợp với lứa tuổi học sinh và có tính khả thi. Các tác giả đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của một dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật. Các dự án thể hiện được khả năng tư duy, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh trung học.

Đâu chỉ để học và chơi

Sản phẩm “Hệ thống hoá bộ thí nghiệm phục vụ dạy học cấp THCS & THPT" của 4 học sinh câu lạc bộ “Nhà khoa học trẻ” Trường THCS Phong Hòa hình thành từ các thiết bị bỏ đi hoặc có sẵn trong phòng thí nghiệm, sản phẩm được giới thiệu bằng cách sử dụng bảng khung giá lắp đặt. Từ đó, hệ thống điện được tích hợp sẵn, gồm nhiều nguồn điện xoay chiều (AC) và một chiều (DC), với nhiều mức điện áp khác nhau. Bộ thí nghiệm được tháo lắp linh hoạt chủ yếu phục vụ trong các môn học vật lý, công nghệ, điện dân dụng… Sản phẩm có thể áp dụng ở tất cả các trường, nhất là những trường ở vùng sâu, vùng xa, nơi thiếu những thiết bị để thực hành.

Sản phẩm mang tên “Máy điều hòa theo nguyên lý chân không và tạo lốc xoáy” của Phạm Nguyên Khang và Lê Quang Minh, học sinh chuyên lý Trường THPT chuyên Quốc Học đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo Khoa học -Kỹ thuật học sinh trung học tỉnh Thừa Thiên Huế; giải nhì cuộc thi Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật học sinh trung học cấp quốc gia năm học 2017 – 2018  được “cộng điểm” bởi mức tiêu thụ điện năng chỉ bằng một nửa và có giá bán “hợp túi tiền”, chỉ 3 - 4 triệu đồng. Rõ ràng, đây đâu chỉ là sản phẩm khoa học kỹ thuật chỉ để chơi và học.

Từ cuộc thi khoa học - kỹ thuật, hơn 10 năm qua đã có hàng ngàn đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh, trong đó có nhiều sản phẩm có tính ứng dụng cao. Đáng nói, sản phẩm của các em có thể ứng dụng với giá thành thấp, phù hợp với túi tiền khách hàng. Từ các đề tài nghiên cứu khoa học trong nhà trường, nhiều nhóm học sinh ở Thừa Thiên Huế đã tập làm dự án khởi nghiệp.

Bài, ảnh:ĐAN DUY

推荐内容