Có mặt ở đây,ạodựtrữđếnvớihọcsinhnghèođịađầuTổquốtrận sassuolo tôi mới thực sự thấm thía những khó khăn, thiếu thốn của thầy và trò, cũng như cảm nhận nghĩa tình từ những hạt gạo đến với bản làng hẻo lánh nơi địa đầu Tổ quốc.
Đi học không còn lo cái ăn
Trường tiểu học A Thượng Sơn là điểm trường đầu tiên chúng tôi đến. Con đường đến với xã Thượng Sơn ngoằn ngoèo dốc đứng. Những chiếc xe chở gạo nặng nề, ì ạch bò lên đỉnh dốc cao vút, rồi lại oằn mình sau liên tục những cú phanh mạnh mỗi khi xuống đèo. Hai bên đường cây cối um tùm, gió rít từng hồi nghe rờn rợn, qua cửa kính tôi rùng mình nhìn vực sâu thẳm...
Là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Vị Xuyên, Hà Giang, Thượng Sơn được xếp vào xã vùng 3 (vùng đặc biệt khó khăn). Tỷ lệ hộ nghèo ở Thượng Sơn còn rất cao (hơn 51%). Trường tiểu học A Thượng Sơn có 312 em thì chỉ có 2 em là người Kinh, còn lại là người Mông, Thái, Dao… Hàng ngày các em phải lặn lội leo đèo, vượt suối để tới trường.
Đoàn xe vừa tới, đã thấy các em nhỏ tập trung đông đủ, cười nói ríu rít. Các thầy cô xúm vào, nhanh tay phụ giúp cán bộ dự trữ chuyển gạo xuống xe, xếp gọn gàng trước sân trường. Và rồi, từng bao gạo được giao tận tay các em học sinh. Các em nhanh nhẹn đón nhận gạo, gương mặt trở nên sinh động rạng rỡ.
Thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ, hiện nay, Tổng cục DTNN đang tiếp tục triển khai thực hiện cấp gạo cho gần 500 nghìn học sinh của 47 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự kiến sẽ hoàn thành công tác này vào trước ngày 30/4/2017.
Đối với tỉnh Hà Giang, trong thời gian từ năm 2013 đến nay, Tổng cục DTNN đã xuất cấp 22.381 tấn gạo hỗ trợ cho học sinh.
Ông Lê Văn Thời – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN
Tôi khó có thể quên ấn tượng về cậu bé Hồ Văn Nhứt, học sinh Trường tiểu học A Thượng Sơn. Cậu hăm hở, mồm nói chuyện, nhưng ánh mắt không rời những bao gạo... Cậu kể lâu nay, mỗi tuần về thăm nhà, không còn lo phải mang gạo đến trường, không còn lo kiếm cái ăn. Gạo hỗ trợ được các anh chị cán bộ dự trữ mang đến tận tay. Những nồi cơm thơm dẻo luôn đón chờ các em sau mỗi buổi học. Vì thế, bạn nào đến lớp cũng khỏe mạnh và chăm chỉ học tập.
“Cảm ơn Đảng, Nhà nước đã cho gạo để các con chúng tôi được đến trường. Chúng tôi hiểu ra rồi, dù nghèo đến mấy cũng phải cố gắng cho con đi học để lấy cái chữ, sau này về xây dựng thôn bản giàu đẹp hơn. Mà phải cho con đi học đầy đủ, Đảng và Nhà nước sẽ giúp đỡ!...”- Một bà mẹ người Dao vừa quệt mồ hôi vừa chia sẻ.
Hết lòng vì sự nghiệp trồng người
Giao gạo xong, cũng đã gần trưa. Để kiểm tra chất lượng thực tế, Phó Tổng cục trưởng Lê Văn Thời yêu cầu nhà trường lấy gạo vừa phát nấu cơm ngay tại chỗ. Nhìn những bát cơm nóng hổi, tỏa mùi thơm, các em ăn ngon miệng, Trưởng đoàn tỏ ra rất vui. Ông tâm sự, nhiệm vụ của người làm công tác dự trữ là chất lượng gạo ở bất cứ thời điểm nào, khi xuất cho người sử dụng phải luôn đảm bảo chất lượng.
“Quy trình nhập, bảo quản, xuất cấp gạo DTQG được chúng tôi thực hiện rất nghiêm ngặt. Trước tiên, gạo phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã được quy định trong quy chuẩn quốc gia mới được nhập kho. Trong quá trình bảo quản, các đơn vị áp dụng công nghệ bảo quản kín để bảo quản gạo được lâu dài. Khi xuất gạo cho người sử dụng, các Cục DTNN khu vực phải lấy mẫu, cùng với đơn vị tiếp nhận đối chứng và cùng ký biên bản lưu lại mẫu gạo đã xuất kho”- ông Thời nói.
Các em Trường tiểu học A Thượng Sơn ăn trưa tại trường . |
Thầy giáo Phạm Tiếp Lực, Hiệu trưởng Trường tiểu học A Thượng Sơn cũng cho biết: “Mỗi lần nhận gạo DTQG đều được kiểm tra rất chặt chẽ. Chúng tôi đều thành lập ban tiếp nhận để giám sát quản lý. Số lượng gạo hỗ trợ luôn được công khai, đồng thời lựa chọn nhà kho, gian phòng cao, khô ráo nhất và có kê lót để bảo quản gạo”.
“Những năm học gần đây, chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh nghèo đã giúp các trường khó khăn trên địa bàn huyện Vị Xuyên nói chung và Trường tiểu học A Thượng Sơn của chúng tôi nói riêng giải được bài toán khó mà những người làm giáo dục vùng cao đều trăn trở nhiều năm nay”, thầy Lực nhấn mạnh.
Đoàn công tác của Tổng cục DTNN lại tiếp tục lên đường, lần lượt đến kiểm tra các điểm giao gạo ở huyện Bắc Quang, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Bắc Mê, TP. Hà Giang. Mỗi chuyến hàng chở gạo về hỗ trợ cho các em như nối dài thêm những ước mơ tương lai cho học sinh nghèo nơi địa đầu Tổ quốc.
Hồng Sâm