您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【lịch thi đấu vô địch quốc gia phần lan】Doanh nghiệp là trung tâm phục vụ trong chính sách ngoại giao kinh tế 正文

【lịch thi đấu vô địch quốc gia phần lan】Doanh nghiệp là trung tâm phục vụ trong chính sách ngoại giao kinh tế

时间:2025-01-10 19:44:14 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Ngày 10/12, Bộ Ngoại giao tổ chức tọa đàm đại sứ - doanh nghiệp (DN), với chủ đề “Triển khai ngoại g lịch thi đấu vô địch quốc gia phần lan

Ngày 10/12,ệplàtrungtâmphụcvụtrongchínhsáchngoạigiaokinhtếlịch thi đấu vô địch quốc gia phần lan Bộ Ngoại giao tổ chức tọa đàm đại sứ - doanh nghiệp (DN), với chủ đề “Triển khai ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển lấy doanh nghiệp làm trung tâm - Giải pháp và hành động”.

Doanh nghiệp là trung tâm phục vụ trong chính sách ngoại giao kinh tế
Các Đại sứ Việt Nam tại nước ngoài và đại diện doanh nghiệp chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: LV

3 việc các doanh nghiệp có thể tiếp tục trông chờ sự hỗ trợ từ cơ quan ngoại giao

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân và doanh nghiệp là lực lượng, là trung tâm phục vụ phát triển. Đây là sự ưu tiên của Đảng, Nhà nước với DN bởi lần đầu tiên văn kiện của Đại hội Đảng ghi nhận DN là đối tượng phục vụ của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.

Ông Vũ cho biết, trong hoạt động đối ngoại của các đơn vị Bộ Ngoại giao trong nước cũng như 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đối tượng phục vụ chính là doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp lớn đến nhỏ.

Đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, có 3 việc các DN đã và có thể tiếp tục trông chờ sự hỗ trợ của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là: các thông tin, dự báo, cảnh báo các xu hướng, hoạt động thuận lợi và không thuận lợi ở bên ngoài; hỗ trợ xúc tiến đầu tư thương mại, đầu tư và du lịch ra bên ngoài …; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm ăn với các DN ở nước ngoài.

Ông Nguyễn Minh Vũ cũng thông tin, trong thời gian Covid-19 vừa qua, Bộ Ngoại giao đã hỗ trợ rất nhiều các DN về cảnh báo những thông tin về làm ăn bất hợp pháp, có dấu hiệu lừa đảo khi làm ăn ở nước ngoài và “cứu” được các DN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và giao dịch, thương mại với nước ngoài.

Tại sự kiện, các đại sứ Việt Nam tại các nước như: Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Úc, UAE… và đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã trao đổi và cung cấp thông tin cho các DN về các xu hướng lớn trên thế giới tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN. Đồng thời, cơ quan ngoại giao định hướng, gợi ý với DN để thâm nhập hiệu quả hơn vào thị trường quốc tế, nâng cao giá trị thương hiệu.

Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng cho biết, trong 2 năm vừa qua, Singapore là thị trường đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, với hơn 7 tỷ USD. Các DN Singapore đang rất hào hứng đầu tư vào Việt Nam.

Ông cũng chỉ ra những cơ hội lớn mà DN Việt Nam có thể tận dụng khi Việt Nam và Singapore là 2 nước duy nhất trong ASEAN ký FTA với cả EU và Anh. Hiện Singapore còn rất nhiều quota để DN Việt Nam có thể hợp tác, xuất khẩu hàng sang khu EU và Anh, do họ không có đủ hàng để xuất khẩu sang các thị tường đối tác…

Đại sứ Việt Nam tại UAE Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết, UAE đang bước vào giai đoạn phát triển cực kỳ dữ dội và mở rộng nên cần đánh giá lại thị trường này để có đầu tư tương xứng. Hàng Việt Nam sang UAE khá nhiều, nhưng lại dưới tên thương hiệu của các nước khác. Sự hiện diện của các DN Việt tại đây còn vắng bóng.

Theo Đại sứ Nguyễn Mạnh Tuấn, UAE là thị trường tương đối “dễ tính”, có nhu cầu nhập khẩu cao. Bên cạnh đó, việc lập văn phòng dưới hình thức văn phòng ảo hiện rất phổ biến nên các DN Việt cần đẩy mạnh sự hiện diện tại thị trường này càng sớm càng tốt, tranh thủ sự trỗi dậy mạnh mẽ của thị trường này.

Nhiều kỳ vọng từ cộng đồng doanh nghiệp

Trước những chia sẻ của các đại sứ, các DN đã đề xuất các kiến nghị, giải pháp để ngành Ngoại giao hỗ trợ, phục vụ thiết thực nhu cầu và sự phát triển của các DN.

Đại diện cho các DN thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nêu ý kiến: 70% sản phẩm của ngành chế biến thủy sản nằm ở đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là khu vực tạo ra các thương hiệu, sản vật tiêu biểu cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam như cá tra, cá basa… Vì vậy, cần có thêm những hỗ trợ, tài trợ, đầu tư tập trung cho khu vực này, đặc biệt là “sản xuất xanh” để khu vực đó thích ứng và sản xuất được nhiều hơn.

Về vấn đề thẻ vàng thủy sản IUU của Ủy ban châu Âu (EC) với thủy sản Việt Nam, ông Nam rất mong các đại sứ hỗ trợ thông tin để các nước EU hiểu vấn đề thẻ vàng của Việt Nam chỉ là 1 điều nhất thời và Việt Nam đang rất nỗ lực cải thiện, đầu tư cho việc này để quản lý trên biển tốt hơn. Mong các đại sứ vận động các nước EU có tiếng nói tích cực để EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng thủy sản đối với Việt Nam.

Ông Vũ Thanh Sơn - Tổng giám đốc Hapro, cho biết trước những xu hướng mới của kinh tế thế giới, các DN rất cần sự hỗ trợ của các đại sứ, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu, thâm nhập thị trường. Theo ông Sơn, các DN rất cần các thông tin từ các đại sứ và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tại các khu vực thị trường. Đây là thông tin trực tiếp, chính thống có ý nghĩa lớn với DN trong “bể thông tin” tràn lan trên không gian mạng hiện nay.

Đồng thời, mong muốn các đại sứ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kết nối với khách hàng, bao gồm cả khách hàng mua sản phẩm tại nước ngoài cũng như khách hàng nước ngoài mua sản phẩm của DN Việt Nam. “Lời giới thiệu của đại sứ với các DN tại nước sở tại có ý nghĩa rất quan trọng đối với các DN” - ông Sơn nhấn mạnh.

Ông Hà Thế Dương - Phó Tổng giám đốc Viettel Global, cho biết Viettel đang kinh doanh tại 10 nước: 4 tại châu Á, 4 tại châu Phi và 2 tại châu Mỹ. Tại các thị trường phức tại như Myanmar, mong cơ quan đại diện quan tâm, có tiếng nói mạnh mẽ với chính quyền sở tại để bảo vệ con người, tài sản và quyền lợi chính đáng của DN Việt Nam tại các nước này…

Ông Ôn Như Bình – Giám đốc kinh doanh chiến lược của VNPay, mong muốn cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giúp kết nối các quỹ đầu tư lớn về Việt Nam, tổ chức những buổi hợp tác đầu tư quy mô với các đối tác lớn như Mỹ, Nhật,... tại Việt Nam để các DN Việt Nam tự nâng được giá trị của mình. Đồng thời, ông bày tỏ mong muốn các đại sứ có thể trao đổi với chính quyền các nước sở tại để tạo ra các cơ hội triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới cho DN Việt trong thời gian tới.

Thứ trưởng Ngoại giao Minh Vũ nhấn mạnh, Bộ Ngoại giao sẵn sàng đồng hành với các DN. Các DN hãy liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để làm “chỗ dựa” cho DN. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có lợi thế rất tốt và độc đáo trong việc kết nối, cung cấp thông tin, xử lý các khó khăn và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thương mại cho các DN.