Tờ New York Times cho hay,ỹvẫnchitỷUSDmuauraniumtừNgabấtchấpcăngthẳngngoạkq helsinki những nỗ lực của Mỹ nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung uranium từ Nga cho đến nay vẫn thất bại.
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, Mỹ và EU đã cho công bố hàng chục gói trừng phạt, nhưng lại không đề cập tới các nhiên liệu hạt nhân.
Washington và Brussels đã thi hành lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ, khí đốt và than đá của Nga, nhưng vẫn mua uranium đã được làm giàu từ Tập đoàn năng lượng hạt nhân Nga Rosatom.
Các nhà máy làm giàu uranium của Mỹ đều đã bị đóng cửa sau Chiến tranh Lạnh, vì các nhà nhập khẩu Mỹ mua uranium của Nga với giá rẻ hơn đáng kể. Hiện tại, chỉ có hai cơ sở của Mỹ ở Ohio và New Mexico được cấp phép sản xuất nhiên liệu hạt nhân cấp cao.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định chi 700 triệu USD để thúc đẩy hoạt động sản xuất tại hai nhà máy, nhưng chưa thành công. Công ty điều hành nhà máy Ohio cho biết có thể mất hơn một thập kỷ để bắt kịp sản lượng của Rosatom.
Theo ước tính của tờ New York Times, khoảng 1/3 lượng uranium được làm giàu mà Mỹ sử dụng là nhập khẩu từ Nga. Còn vào năm 2022, công ty tư vấn năng lượng sạch GHS Climate cho hay, cứ 20 ngôi nhà và doanh nghiệp của Mỹ sẽ có một nơi sử dụng năng lượng từ uranium của Nga.
Hồi tháng 4, Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản và Pháp tuyên bố sẽ phát triển chuỗi cung ứng nhiên liệu hạt nhân để thay thế nguồn cung từ Nga. Song, vào tháng 5, Pháp thông báo sẽ tiếp tục mua nhiên liệu hạt nhân từ Nga trong thời gian tới. Năm 2022, Pháp đã tăng gấp 3 lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga.
Gần 1/2 lượng uranium được làm giàu trên thế giới hiện sản xuất tại Nga. Tập đoàn Rosatom có 20 trong số 53 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng vào giữa năm 2022, trong đó có 17 lò phản ứng ở nước ngoài.
Gần đây, Rosatom đã hoàn thành xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ ở thành phố Akkuyu. Nga đang cung cấp nhiên liệu cho một số lò phản ứng ở Ấn Độ và Trung Quốc, mở rộng nhà máy điện hạt nhân ở Hungary, và xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Bangladesh.
Nga nêu điều kiện khôi phục thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân với Mỹ
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov tuyên bố, nước này có thể quay trở lại Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) nếu Mỹ từ bỏ các chính sách "thù địch”.