当前位置: 当前位置:首页 > La liga > 【kq bd seria】Không giới hạn tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm nông nghiệp 正文

【kq bd seria】Không giới hạn tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm nông nghiệp

2025-01-10 20:36:27 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:470次

bh

Toàn cảnh buổi diễn đàn. Ảnh: Bùi Tư

Hiệu quả kinh tế của BHNN chưa cao

Tại Diễn đàn "Bảo hiểm nông nghiệp: Nhận diện thách thức,ônggiớihạntổchứccánhânthamgiabảohiểmnôngnghiệkq bd seria thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều ngày 21/12, ông Tăng Minh Lộc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học phát triển nông nghiệp Việt Nam cho biết, sau 3 năm thực hiện thí điểm BHNN theo Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 của Thủ tướng Chính phủ, tại 20 tỉnh, trên 9 đối tượng: Lúa, trâu, bò, lợn, gà, vịt, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra cho thấy đại đa số hộ chăn nuôi, làm lúa đã phấn khởi, tin tưởng chính sách này. Bên cạnh đó, cách xác định mức phí, phương pháp bồi thường với lúa, chăn nuôi, thực tế kiểm nghiệm là phù hợp và đi đúng hướng.

Tuy nhiên, ông Lộc cũng cho rằng, hiệu quả kinh tế chưa cao, bảo hiểm thủy sản bị trục lợi nặng; thực hiện tái bảo hiểm còn lúng túng. Nguyên nhân là do việc chọn đối tượng chủ yếu tham gia thí điểm bảo hiểm chưa phù hợp; bộ máy thực thi thiếu kinh nghiệm (nhất là cán bộ, nhân viên các đơn vị bảo hiểm) bởi thiếu người có hiểu biết sâu, giám sát chặt chẽ với hoạt động sản xuấ của người nông dân; thiếu sự phối hợp giữa các công ty bảo hiểm với chính quyền địa phương nên dẫn đến tình trạng giám sát kém, thông báo dịch bệnh, thiên tai chậm nên có “đất” cho hộ tham gia trục lợi (thủy sản).

Trong khi đó, BHNN mới có sự tham gia của 2 tổng công ty bảo hiểm (Bảo Việt, Bảo Minh) và tổng công ty tái bảo hiểm, thiếu sự tham gia của các công ty lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có liên kết với nông dân nên chưa bộc lộ hết thuận lợi, khó khăn của BHNN dẫn đến hạn chế ý nghĩa của thí điểm.

Tại diễn đàn, Luật sư Thái Văn Cách – Chuyên gia bảo hiểm đã chia sẻ về những kết quả từ thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. Theo ông Cách, cần tiếp tục triển khai bảo hiểm nông nghiệp hỗ trợ cho mục tiêu sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn.

Ông Cách lý giải, rủi ro trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn là rất lớn, bao gồm những rủi ro liên quan đến thời tiết không được dự đoán và tác động của thời tiết đến vật nuôi cây trồng. Như vậy, để đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghệp nông thôn theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa, cần có các chính sách thiết thực và hiệu quả để hỗ trợ đồng bộ.

"Nếu tiếp tục chính sách BHNN theo kiểu hỗ trợ toàn bộ và phần lớn phí BHNN, nhất là đối với cây lúa như thời gian qua kết quả thu được khá hạn chế và không khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa. Vì vậy, cần xác định lại mục tiêu hỗ trợ phí BHNN bước đầu cho sản xuất nông sản hàng hóa", ông Cách lưu ý.

Ông Cách đề xuất, đối với cây lúa để mạnh dạn thay đổi chính sách, không tiếp tục hỗ trợ toàn bộ phí bảo hiểm cho những hộ không đủ khả năng sản xuất lúa hàng hóa do diện tích đất được giao ít, dù hộ đó là hộ nghèo, cận nghèo hay hộ thường.

Các doanh nghiệp bảo hiểm cần tính toán lại mức phí bảo hiểm giành cho các hộ sản xuất lúa hàng hóa, các nông trang trại chăn nuôi tập trung, đưa tỷ lệ phí phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của người mua bảo hiểm, không làm cho chi phí sản xuất tăng cao làm giảm lợi nhuận của người sản xuất vào những năm không có thiên tai và dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Nhà nước coi việc hỗ trợ một phần phí bảo hiểm cho các hộ sản xuất lúa hàng hóa trên cơ sở định lượng số ha sản xuất lúa, năng suất lúa/ha là một phần trong chính sách bảo hộ sản xuất lúa phục vụ xuất khẩu, hộ sản xuất lúa được tính phí bảo hiểm vào giá thành khi Nhà nước thu mua lúa để xuất khẩu hay dự trữ quốc gia .Với tỷ lệ phí thấp lại được hỗ trợ một phần, sẽ thu hút các hộ sản xuất lúa hàng hóa mua bảo hiểm.

Về lâu dài, theo luật sư, bên cạnh các hình thức doanh nghiệp bảo hiểm đã được cấp phép hiên tại, Nhà nước tổ chức vận động, cử chuyên gia, hỗ trợ kinh phí ban đầu, hỗ trợ vốn hay với tư cách là thành viên sáng lập để thành lập các công ty bảo hiểm tương hỗ như kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới để tiến hành bảo hiểm nông nghiệp nhất là cây lúa.

Khắc phục sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm

Ông Ngô Việt Trung – Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính đã thông tin về định hướng chính sách BHNN trong thời gian tới. Theo ông Trung, trước hết cần ban hành Nghị định về BHNN để tạo cơ sở pháp lý tiếp tục triển khai, phát huy được các kết quả tích cực và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian thí điểm,…Tiếp đó cần đề xuất chính sách theo dự thảo Nghị định về bảo hiểm nông nghiệp.

Ông Trung cho biết, tháng 10/2017, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về bảo hiểm nông nghiệp với 2 chính sách về thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, trong đó nêu rõ:

Thứ nhất, BHNN được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận, không giới hạn tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và phạm vi địa bàn.

Thứ hai, chính sách hỗ trợ BHNN được thực hiện phù hợp với khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ. Đồng thời, dự thảo Nghị định xây dựng các quy định cụ thể về kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng chống gian lận bảo hiểm nhằm đảm bảo hai chính sách nêu trên được triển khai thực hiện lành mạnh, bền vững và hiệu quả.

Ông Trung cho biết, nếu như trong Quyết định số 315/QĐ-TTg quy định đối tượng bảo hiểm cụ thể là cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thì tại dự thảo Nghị định mới này sẽ tiếp cận đối tượng bảo hiểm theo hướng khác. Với mỗi loại cây trồng, vật nuôi, dự thảo sẽ đưa ra các mặt hàng chiến lược Nhà nước tập trung đầu tư, còn hỗ trợ như thế nào thì sẽ căn cứ vào giai đoạn trung hạn mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, khả năng ngân sách giai đoạn đó. Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tư vấn cho Chính phủ đối tượng và mức phí hỗ trợ phù hợp với mỗi giai đoạn.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng khắc phục sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong dự thảo nêu rõ, với sản phẩm tự nguyện, doanh nghiệp có thể tự do kiểm soát rủi ro. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề xuất triển khai đồng bảo hiểm để đảm bảo cùng mặt bằng hỗ trợ, không tạo ra cơ chế cạnh tranh không lành mạnh. Và để phục vụ tốt hơn bà con ở địa phương, Bộ Tài chính cũng đề xuất cần có nhóm hỗ trợ bảo hiểm tại địa phương.

Ông Trung cho rằng ý kiến về thiếu cơ chế liên kết với ngân hàng mà các đại biểu đưa ra tại diễn đàn là hoàn toàn đúng. Một số nước trong khu vực như Campuchia không hẳn tách bảo hiểm nông nghiệp riêng, mà bảo hiểm nông nghiệp nằm trong một gói chính sách liên kết cả ngân hàng, bảo hiểm và chính sách khác. Khi ngân hàng có những gói chính sách ưu đãi cho nông dân có bảo hiểm sẽ yên tâm cho vay hơn. Bà con khi không may xảy ra tổn thất thì đã có bảo hiểm lo./.

Bùi Tư

作者:Nhà cái uy tín
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜