Thấp thỏm tăng trưởng kinh tế 2020 | |
WB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 2,ấnđấutăngtrưởngđạtkhoảtrận canada8% năm 2020 | |
Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng gấp 1,3 lần kịch bản tăng trưởng cả nước |
Đặc biệt quan tâm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công để thúc tăng trưởng. Ảnh minh họa: Lê Tiên. |
Kích thích mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng
Về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, ước thực hiện 12 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 vẫn có 5 chỉ tiêu đạt và 2 chỉ tiêu vượt mục tiêu đề ra.
Chính phủ nhất quán quan điểm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, có cơ chế, giải pháp, chính sách phù hợp kích thích mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng chủ yếu, gồm: đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng.
Nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép", kiên quyết phòng, chống đại dịch Covid-19, đồng thời tranh thủ cơ hội, phục hồi nhanh các hoạt động kinh tế, phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Trong đó tăng trưởng cả năm đạt khoảng 2%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nền kinh tế vẫn còn những hạn chế tích tụ trong quá trình phát triển như: Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm. Kinh tế tư nhân chưa thực sự mạnh, DNNVV chiếm tỷ trọng lớn, kết nối với các DN FDI, tham gia chuỗi giá trị và mạng sản xuất khu vực và toàn cầu còn hạn chế.
Hiện nay, đại dịch Covid-19 đang làm suy giảm đáng kể những động lực tăng trưởng chủ yếu của Việt Nam như xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Ngành du lịch và nhiều ngành xuất khẩu đang bị mất đi lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Bộ KH&ĐT dự báo trong các tháng tiếp theo, nền kinh tế trong nước sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Sự suy giảm tăng trưởng do những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Dịch bệnh bùng phát lần thứ hai gây tổn thất trực tiếp lên các lĩnh vực như du lịch, vận tải và hoạt động xuất nhập khẩu; các nhóm ngành sản xuất và đầu tư cũng chịu tác động gián tiếp.
Căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể diễn biến phức tạp hơn. Tâm lý tiêu dùng còn chưa ổn định, tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến quy mô tiêu dùng.
Rủi ro từ suy giảm thương mại toàn cầu và thiệt hại kinh tế đáng kể do dịch Covid-19 ở các đối tác thương mại chủ chốt, khả năng thâm hụt tài khóa cao hơn dẫn tới gia tăng nợ công và rủi ro từ hệ thống ngân hàng...
Đặc biệt quan tâm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Về kịch bản tăng trưởng năm 2020, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ hai ở Việt Nam gây ảnh hưởng tới tất cả các khu vực kinh tế, đặc biệt khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa có thời gian để hồi phục.
Trong bối cảnh đó, để tăng trưởng năm 2020 ở mức dương và đạt kết quả cao nhất có thể, cần tiếp tục triển khai thực hiện kết hợp với xây dựng thêm những giải pháp mạnh, quyết liệt hơn nữa nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội người dân và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công…
“Cần đặc biệt quan tâm thúc đẩy quyết liệt hơn nữa việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, vừa giúp kích cầu nền kinh tế, vừa giúp tiêu thụ nguyên vật liệu và giải quyết vấn đề việc làm”, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhấn mạnh.
Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, dự báo kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức. Đại dịch Covid-19 trên thế giới tuy có dấu hiệu dịu lại nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, khó lường và khả năng cao sẽ kéo dài cả năm 2021.
Triển vọng kinh tế toàn cầu là rất khó khăn, các nước đối tác lớn suy thoái, dự báo khó phục hồi trong ngắn hạn và khả năng phục hồi trở lại trạng thái trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra sẽ cần thời gian khoảng 2-4 năm tùy thuộc mức độ tác động.
Về tăng trưởng GDP năm 2021, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết tăng trưởng 2021 dự kiến đạt khoảng 6,7%.