Ông Lê Hoài Nam,ẫnvướngnhiềuvềphếliệunhậpkhẩtrực tiếp bd hôm nay Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm- Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, khối lượng nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam khá nhiều, năm ít cũng phải 6-7 triệu tấn/ năm; có những năm khối lượng phế liệu nhập khẩu lên đến 9-10 triệu tấn/năm.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2015 đã điều chỉnh, bổ sung nhiều cơ sở pháp lý để quản lý chặt chẽ mặt hàng phế liệu nhập khẩu. Có 36 loại phế liệu được phép nhập khẩu, hiện nay đã chỉ định được 6-7 đơn vị được phép giám định hàng phế liệu nhập khẩu.
Từ ngày 27-10-2015, Thông tư 41/2015/TT-BTNMT ngày 9-9-2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chính thức có hiệu lực. Thông tư 41 ra đời nhằm đáp ứng nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro tác động đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Tuy nhiên, các DN có sử dụng phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất trong các ngành thép, giấy, nhựa… cho rằng với những quy định như Thông tư 41 thêm thủ tục hành chính, gây khó khăn cho DN trong việc nhập khẩu phế liệu khi họ phải từ nhà máy ở các địa phương ra cơ quan Trung ương để làm thủ tục xin giấy phép.
Trước đây, khi nhập khẩu thép phế liệu làm nguyên liệu, các DN sản xuất thép phải xin giấy phép đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (giấy phép) tại Sở Tài nguyên Môi trường nơi DN đặt nhà máy.
Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 41, Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt buộc doanh nghiệp phải xin giấy phép tại bộ nếu nhập khẩu số lượng lớn, đồng thời buộc DN phải nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu ghi trong giấy phép. Nếu thay đổi về chủng loại hoặc tăng khối lượng phế liệu nhập khẩu thì phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép.
Cụ thể, đối với phế liệu thép, nếu doanh nghiệp nhập khẩu 5.000 tấn /năm trở lên thì giấy phép phải do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, với thời hạn chờ cấp phép là 40 ngày làm việc; đối với DN ngành giấy, quy định về định lượng là 200 tấn phế liệu giấy/năm…
Các DN cho rằng, từ trước đến nay, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép, sản xuất giấy… đều nhập khẩu số lượng rất lớn, lên đến hàng trăm ngàn tấn. Vậy tại sao cơ quan quản lý không để cấp sở cấp giấy phép như trước đây mà bắt doanh nghiệp phải “chạy” ra tận ngoài Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ở Hà Nội vừa mất thời gian, chi phí tốn kém cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trước đây giấy phép có thời hạn là 3 năm, nhưng theo quy định tại Thông tư 41, thời hạn của giấy phép giảm xuống 1 năm, chỉ còn 2 năm.
Đại diện Công ty TNHH Giấy Grapvina cho rằng, một lô hàng nhập khẩu phát sinh rất nhiều chi phí chứ không chỉ có giấy phép. Theo quy định mới, hồ sơ phải nộp cho cho bộ rất lâu, kéo theo chi phí phát sinh của lô hàng rất lớn. Bộ Tài Nguyên Môi trường phải quy định rõ thời gian trả lời cho doanh nghiệp về thời hạn chấp nhận hồ sơ nhập khẩu.
Một số đơn vị quản lý cho rằng, mục đích của Thông tư 41 là để kiểm soát chặt chẽ những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên cũng cần phải tính đến việc hỗ trợ DN trong quá trình sản xuất.
Đứng ở góc độ cơ quan quản lý, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang thẳng thắn cho biết, chẳng phải DN khó khăn, chúng tôi cũng khá bất ngờ. Bởi vì, trước khi ban hành thông tư này, Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang cũng không được tham gia góp ý. Theo quy định mới, toàn bộ hồ sơ xin giấy nhập khẩu của doanh nghiệp phải chuyển về Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại sao Bộ có cơ quan thường trực ở TP.HCM lại không cho DN nộp tại đây cho thuận lợi.
Một số DN cũng nêu vướng mắc về việc kí quỹ khi nhập khẩu phế liệu. Theo phản ánh của Công ty hóa chất Tân Phú Cường, về kí quỹ, việc kí quỹ thực hiện trước 15 ngày, nhưng tàu hàng 4-5 ngày đã về đến Việt Nam, DN nên đề nghị rút ngắn thời gian kí quỹ và thời gian hoàn trả tiền kí quỹ.
DN đặt hàng tại các nước Đông Nam Á, thời gian hàng về chỉ 3-4, ngày. Bình quân 1 tuần nhập 1 lần, số lượng mỗi lần 4-8 container (1.000-2.000 tấn), do không có chỗ chứa hàng nên DN phải nhập khẩu liên tục. Việc quy định kí quỹ trước 15 ngày rất khó cho DN. Việc hoàn trả tiền kí quỹ cũng cần phải xem lại, bởi vì 1 tháng DN kí quỹ hơn 1 tỷ đồng.
Trả lời vướng mắc của các DN, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, mục đích 15 ngày là đủ thời gian xử lý khi có phát sinh về môi trường. Tuy nhiên, bộ sẽ xem xét nếu thời gian quy định này thực sự gây khó khăn cho DN.