【kèo nhà cái số 1】Xuất khẩu nông sản: Chuyện vải thiều và tấm vé sang Mỹ
Xuất khẩu nông sản trong niềm vui mới
Hôm qua,ấtkhẩunôngsảnChuyệnvảithiềuvàtấmvésangMỹkèo nhà cái số 1 ngày 11/9, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã công bố quyết định chính thức cho phép nhập khẩu mặt hàng nông sản quả vải và quả nhãn từ Việt Nam. Đây là hai mặt hàng nông sản mới nhất, sau thanh long và chôm chôm, được phía Mỹ cho phép xuất khẩu vào thị trường này.
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam có thêm 2 mặt hàng được cấp phép xuất sang thị trường Mỹ. Ảnh minh họa
Được biết, Việt Nam đã xuất khẩu thanh long vào Mỹ từ năm 2008, đến năm 2011 là trái chôm chôm, nhưng phải đến nay phía Mỹ mới chấp nhận cho trái vải và nhãn vào thị trường này. Lý giải điều đó, TS Nguyễn Hữu Đạt - giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (Cục Bảo vệ thực vật) cho hay: “Từ năm 2008, việc xuất khẩu nông sản, đặc biệt là trái cây vào thị trường Mỹ, không hề đơn giản. Quá trình đàm phán trải qua nhiều công đoạn như nộp đơn yêu cầu, nộp danh sách dịch hại cho nước nhập khẩu, phân tích nguy cơ dịch hại, đưa ra giải pháp...
Chẳng hạn, để thanh long VN được xuất vào Mỹ, chúng ta phải trải qua bốn năm đàm phán, từ năm 2004. Thời gian đàm phán cho việc xuất trái chôm chôm vào thị trường này cũng kéo dài nhiều năm và mãi đến năm 2011 mới được chấp nhận.
Tuy nhiên, thời gian đàm phán cho một số loại trái cây đã rút ngắn hơn nhờ có chương trình tiền chứng nhận giữa VN và Mỹ được thực hiện từ năm 2008, tạo điều kiện cho việc trao đổi diễn ra một cách trực tiếp với các đơn vị đầu ngành.
Ngoài ra, phía VN đã thuần thục hơn quy trình và kỹ thuật đàm phán cũng góp phần rút ngắn thời gian này.”
Xuất khẩu nông sản sang Mỹ: niềm vui mới, nỗi lo cũ
Theo các chuyên gia kinh tế, cơ hội lần này là một niềm vui mới cho loại trái cây đặc sản của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn, khi nhu cầu về một chiến lược xuất khẩu toàn cầu để gây dựng và giữ vững thị trường đặt ra cho quả vải của chúng ta.
Bộ Nông nghiệp Mỹ quy định rõ: quả Vải và Nhãn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh - an toàn thực phẩm như phải được trồng ở vùng đăng ký và được Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam theo dõi, đảm bảo không có mầm bệnh; trước khi xuất khẩu phải được chiếu xạ chống ký sinh trùng; mỗi lô hàng phải có chứng chỉ về an toàn thực phẩm của cơ quan Việt Nam và chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ... mới được phép xuất khẩu vào Mỹ.
Xuất khẩu nông sản sang Mỹ phải đối mặt với không ít khó khăn. Ảnh minh họa
Đặc biệt, các loại vải, nhãn cũng phải chịu các quy định ngặt nghèo liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đây là một trong những quy định rất ngặt nghèo nhất của Mỹ đặt ra đối với các hàng hóa nông sản của các nước vào thị trường này. Nhưng bù lại, Mỹ là thị trường rất tiềm năng đối với hoa quả Việt Nam. Theo số liệu thống kê 7 tháng đầu năm 2014 của Bộ Công Thương, Mỹ là thị trường xuất khẩu hoa quả và rau lớn thứ 4 của Việt Nam với giá trị xuất khẩu 30 triệu USD, chỉ đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh quả vải có tính chất mùa vụ, xuất khẩu ở dạng thô sơ tiểu ngạch, đặc biệt là việc chăm sóc, thu hoạch thủ công hiện nay khiến nguy cơ mất thị trường này cũng trở nên thường trực. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa: “Thị trường Mỹ và người tiêu dùng Mỹ rất khó tính, họ mở thì cửa rất rộng nhưng cũng đòi hỏi đối tác của mình rất nhiều yêu cầu, trong đó đặc biệt là an toàn thực phẩm theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đang được áp dụng đối với các nước thành viên của WTO, quy định về nhãn mác thương hiệu, bao bì và quy tắc xuất xứ đối với hoa quả xuất khẩu...
Nếu DN Việt Nam không đáp ứng được quy định họ sẽ áp dụng các lệnh trừng phạt, khi đó chúng ta sẽ đánh mất thị trường và cơ hội quay trở lại sẽ rất khó. Điều quan trọng nhất lúc này chính là xây dựng chỉ dẫn địa lý cho quả vải, thực hiện tiêu chuẩn GAP trong nuôi trồng, đóng gói và xuất khẩu. Cần xây dựng chuỗi cung ứng, sản xuất và xuất khẩu sạch để gây dựng niềm tin, giữ vững thị trường”.
Ở một khía cạnh khác của việc xuất khẩu nông sản sang Mỹ, do Mỹ hiện cũng đang là nhà nhập khẩu lớn của các mặt hàng hoa quả Thái Lan, Úc, NewZealand …nên đi đôi với niềm vui mới cũng là là sự cạnh tranh gay gắt từ phía các loại hoa quả của đã “ăn dâu, bám rễ” tại thị trường này.
Phan Huyền(tổng hợp từ dantri, vtv, tuoitre)
Tẩy chay hoa quả Trung Quốc nghi chứa chất vô sinh