Đúng 21h đêm 12-1 giờ Mỹ,ôngđiệpLiênbangcuốicùngôngObamaHướngtớitươnglaixahơkeomhacai5 (tức 9h sáng 13-1 theo giờ Hà Nội) Tổng thống Barack Obama đã đọc Thông điệp Liên bang cuối cùng.
Trong Thông điệp Liên bang đặc biệt này, thay vì đề ra những chính sách mà chính phủ Mỹ cần phải làm theo cách thức truyền thống, Tổng thống Obama đã phác họa một bức tranh toàn cảnh mà nước Mỹ phải đối mặt trong dài hạn cũng như khẳng định các di sản của mình.
Thông điệp Liên bang cuối cùng trên cương vị Tổng thống, ông Obama tuyên bố không muốn nói về năm tới mà muốn tập trung vào năm năm, mười năm tới và xa hơn nữa, hay nói cách khác, muốn hướng tới tương lai của nước Mỹ.
Theo Tổng thống Obama, nước Mỹ đang sống trong thời đại thay đổi và thời đại này có thể mở ra cơ hội hoặc khiến bất bình đẳng gia tăng: “Chúng ta đang sống trong thời đại thay đổi khác thường, sự thay đổi đang định hình lại cách sống, cách làm việc, định hình lại hành tinh cũng như vị trí của chúng ta trên thế giới”.
“Sự thay đổi này hứa hẹn các đột phá thần kỳ trong lĩnh vực y tế nhưng đồng thời cũng mang đến các đổ vỡ kinh tế đẩy các gia đình lao động vào khó khăn. Sự thay đổi này hứa hẹn mang giáo dục đến cho các bé gái ở những làng quê xa xôi nhưng đồng thời cũng kết nối khủng bố xuyên đại dương”, ông Obama nói.
Trong Thông điệp Liên bang đặc biệt này, Tổng thống Obama đã nêu ra bốn câu hỏi lớn mà nước Mỹ phải trả lời bất kể Tổng thống kế tiếp là người nào hay ai là phe kiểm soát Quốc hội sắp tới.
Thứ nhất, làm thế nào để mang lại cho mỗi người dân Mỹ sự công bằng về cơ hội và an ninh trong nền kinh tế mới.
Thứ hai, làm thế nào để công nghệ phục vụ chứ không phải chống lại chúng ta, đặc biệt là trong việc giải quyết các thách thức khẩn cấp như biến đổi khí hậu.
Thứ ba, làm thế nào để nước Mỹ an toàn và dẫn dắt thế giới mà không trở thành cảnh sát toàn cầu và cuối cùng, làm thế nào để chính trị của nước Mỹ phản ánh những điều tốt đẹp nhất chứ không phải xấu xa nhất.
Để trả lời các câu hỏi này, theo ông Obama, nước Mỹ cần sửa đổi nền chính trị hiện nay: “Tương lai mà chúng ta mong muốn là cơ hội và an ninh cho các gia đình, tiêu chuẩn sống được nâng cao và một thế giới hòa bình, bền vững cho con cháu chúng ta, tất cả đều trong tầm tay của chúng ta. Nhưng điều này chỉ diễn ra nếu chúng ta cùng hợp sức, chỉ diễn ra nên chúng ta có những cuộc tranh luận sáng suốt và mang tính xây dựng. Điều này chỉ diễn ra nếu chúng ta sửa đổi nền chính trị”.
Cũng trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Obama kêu gọi Quốc hội cho phép sử dụng lực lượng quân sự đối phó với lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự phong (IS). Nhấn mạnh IS là những kẻ sát nhân và cuồng tín, ông Obama cho rằng chúng phải bị truy lùng và tiêu diệt tận gốc và đây chính là điều mà nước Mỹ đang làm. Không chỉ vậy, những tuyên bố coi cuộc chiến chống IS là chiến tranh thế giới thứ 3 đã bị thổi phồng quá mức và tổ chức khủng bố này không phải là mối đe dọa đối với sự tồn vong của quốc gia.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng kêu gọi Quốc hội nước này thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) càng sớm càng tốt để duy trì vị thế của mình tại khu vực châu Á-TBD cũng như trên toàn cầu.
Đối với Cuba, ông Obama cũng khẳng định muốn củng cố vai trò lãnh đạo và uy tín tại Tây bán cầu, hãy dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đã kéo dài hơn 50 năm qua cũng như tiến hành các bước để đóng cửa nhà tù quân sự của Mỹ ở Vịnh Guantanamo, Cuba.
Thông điệp Liên bang của ông Obama đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ đảng Dân chủ với khẳng định đây chính là những vấn đề mà đảng này hoàn toàn có khả năng giải quyết đưa nước Mỹ đến một tương lai tốt đẹp hơn dựa trên những thành công vừa qua.
Trong khi đó, nhiều thành viên của đảng Cộng hòa chỉ trích bài phát biểu nói trên tiếp tục đẩy nước Mỹ vào vị thế ngày càng yếu ớt hơn không chỉ trong nước mà ngay cả ở nước ngoài./.