【bảng xếp hạng giải bo dao nha】Hơn 7.000 tấn gạo dự trữ hỗ trợ người dân chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng
Góp phần xóa đói giảm nghèo
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thực hiện chính sách hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia được người dân và chính quyền các địa phương nhiệt tình ủng hộ; mang lại hiệu quả thiết thực về mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng. Người dân vùng cao được hỗ trợ gạo đã làm thay đổi tập quán từ khai thác gỗ, phá rừng sang trồng, giữ rừng, sử dụng sản phẩm từ rừng trồng để thay thế cây rừng tự nhiên, góp phần bảo vệ rừng, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.
Góp phần quan trọng trong bảo vệ và phát triển rừng Hỗ trợ gạo phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc rừng là một chính sách hợp lòng dân, thực sự đi sâu giải quyết lợi ích của nhân dân, đặc biệt là đồng bào nghèo người dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn miền núi, qua đó góp phần quan trọng trong bảo vệ và phát triển rừng, phù hợp với xu thế về chống biến đổi khí hậu thông qua giảm phát thải do suy thoái và mất rừng. |
Từ năm 2018 đến nay, Chính phủ đã phê duyệt hàng trăm nghìn tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho các hộ nghèo thuộc xã khu vực II, khu vực III tham gia trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ thay thế nương rẫy trên diện tích đất lâm nghiệp được giao trong thời gian chưa tự túc được lương thực; hộ nghèo thuộc huyện thực hiện Chương trình 30a nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất; đồng bào dân tộc thiểu số đang cư trú hợp pháp tại địa phương tự nguyện trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất thay thế nương rẫy. Mức trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng, tối đa không quá 7 năm.
Việc hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia giải quyết ngay được tình trạng thiếu lương thực, bảo đảm ổn định đời sống và giúp người dân vùng sâu, vùng xa yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, hoạt động này tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng. Qua đó, thu hút được các hộ gia đình trên địa bàn tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, tạo thêm việc làm, thu nhập, từng bước cải thiện đời sống cho đồng bào, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn, hạn chế tình trang di dân, di cư bất hợp pháp, bảo đảm an sinh xã hội; giảm bớt áp lực do người dân phá rừng lấy đất sản xuất.
Xuất cấp đúng, đủ, đảm bảo chất lượng
Ảnh minh họa |
Theo Tổng cục DTNN, qua thực tiễn triển khai chính sách hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các hộ nghèo để chăm sóc, bảo vệ rừng đã cho thấy, đây là một chủ trương đúng, mang lại lợi ích “kép”, vừa nâng cao diện tích, giá trị rừng, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập và giải quyết tình trạng thiếu lương thực cho người dân vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, các đơn vị thuộc Tổng cục DTNN luôn coi đây là nhiệm vụ quan trọng, chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, gạo dự trữ quốc gia, phương tiện để tổ chức xuất cấp đúng đối tượng.
Theo Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa, trong kế hoạch hàng năm đơn vị luôn có phương án cho công tác xuất cấp hỗ trợ gạo cho người dân trồng, chăm sóc bảo vệ rừng. Trong năm 2023, đơn vị đã hoàn thành 9 quyết định xuất kho, giao nhận hơn 5.209 tấn gạo dự trữ quốc gia cho để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở 5 huyện của tỉnh Thanh Hóa (Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Như Xuân và Lang Chánh) để thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng, trong đó người dân của huyện Mường Lát được nhận 6 đợt với hơn 1.952 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia.
Theo Cục trưởng Cục DTNN khu vực Thanh Hóa, ông Bùi Tấn Cương cho biết, ngay sau khi có quyết định xuất cấp của Tổng cục DTNN, căn cứ vào kế hoạch phân bổ số gạo tiếp nhận của các huyện, đơn vị đã khẩn trương chuẩn bị nhân lực, phương tiện để sẵn sàng xuất cấp đến tận tay, đúng đối tượng thụ hưởng.
Tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái, đơn vị này cũng đã xuất cấp gần 584 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân tỉnh Bắc Kạn thực hiện công tác bảo vệ, phát triển rừng.
Theo Cục trưởng Cục DTNN khu vực Bắc Thái, ông Hạ Văn Cơ cho biết, thực hiện quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN, để đảm bảo việc xuất cấp gạo đảm bảo đủ số lượng, chất lượng theo quy định, đơn vị đã phối hợp với UBND tỉnh Bắc Kạn và các bên liên quan tiến hành lấy mẫu, kiểm tra chất lượng gạo trước khi xuất kho. Với tinh thần quyết tâm xuất cấp gạo dự trữ quốc gia đến đúng đối tượng thụ hưởng, đơn vị đã hoàn thành xuất cấp 584 tấn gạo dự trữ quốc gia cho 7 huyện của tỉnh Bắc Kạn gồm: Pắc Nặm, Ngân Sơn, Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới và Na Rì.
Cũng trong năm 2023, Cục DTNN khu vực Hà Bắc cũng đã xuất cấp gần 668 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân ở 2 tỉnh (Bắc Cạn là 560.730 kg gạo; Bắc Giang là 107.230 kg gạo) thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.
Qua thực tế xuất cấp tại các địa phương cho thấy, người dân các địa phương rất phấn khởi khi nhận được gạo hỗ trợ của Chính phủ. Công tác hỗ trợ trực tiếp bằng nguồn gạo dự trữ quốc gia cho các dự án trồng rừng đã mang lại nhiều kết quả khả quan.
Với việc người dân tham gia trồng và giữ rừng đã góp phần nâng độ che phủ rừng, phát huy chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất và duy trì được nguồn nước phục vụ sinh hoạt. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ gạo cho người dân tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng còn có ý nghĩa đặc biệt về an ninh-quốc phòng...
Với những ý nghĩa quan trọng đó, mỗi cán bộ, công chức ngành DTNN luôn cố gắng, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ xuất cấp gạo, khơi dậy tình nghĩa đồng bào, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh, tạo động lực để người dân các hộ nghèo tham gia bảo vệ, phát triển rừng./.
相关推荐
- Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- Phạm Minh Chính confirmed as PM: pledges reforms, balanced development
- Party leader to attend virtual China
- Việt Nam resolved to deepen friendship, multifaceted cooperation with Cuba: PM
- Của nhà cũng trộm
- HCM City, southern region lockdown extended by two weeks amid soaring COVID
- Outgoing Vietnamese Ambassador bids farewell to Cambodian PM
- PM holds phone talks with Indian counterpart