【vn.7m.cn livescore】Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng tăng 3,18% so với đầu năm

[Nhận Định Bóng Đá] 时间:2025-01-11 09:56:22 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:164次
Lạm phát tại Hàn Quốc tăng cao nhất trong 14 năm Lạm phát của Mỹ đã tăng trở lại trong tháng 5/2022 Muốn kiểm soát lạm phát,ỉsốgiátiêudùngthángtăngsovớiđầunăvn.7m.cn livescore dư địa CPI mỗi tháng chỉ được tăng 0,7% HSBC: Lạm phát toàn phần sẽ sớm tăng mạnh Giữ CPI dưới 4% là rất khó khăn

6 tháng đầu năm, giá cả được kiểm soát tốt

Đây là thông tin được Tổng cục Thống kê cho biết tại cuộc họp báo sáng 29/6. Theo bà Nguyễn Thị Hương- Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, kinh tế trong nước phục hồi mạnh, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng lên nhưng nhìn chung, mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát tốt.

Tính toán của Tổng cục Thống kê cho thấy, so với tháng trước, CPI tháng 6/2022 tăng 0,69% (khu vực thành thị tăng 0,7%; khu vực nông thôn tăng 0,67%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 2 nhóm hàng giảm giá. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6/2022 tăng 3,37%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá.

Xét theo quý, chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý II năm 2022 tăng 2,96% so với cùng kỳ năm 2021. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,44% so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng cục Thống kê
Lãnh đạo Tổng cục Thống kê và đại diện các đơn vị trả lời tại cuộc họp báo.

Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân hàng đầu làm tăng CPI trong 6 tháng đầu năm 2022 là do giá xăng dầu được điều chỉnh 16 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 11.960 đồng/lít; xăng E5 tăng 11.540 đồng/lít và dầu diezen tăng 13.900 đồng/lít. Bình quân 6 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,87 điểm phần trăm. Cùng với đó, giá gas 6 tháng đầu năm tăng 25,92% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,38 điểm phần trăm.

Ngoài ra, dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,3 điểm phần trăm.

Mặt khác, trong 6 tháng đầu năm cũng có một số nhóm hàng hóa giảm giá như giá các mặt hàng thực phẩm 6 tháng đầu năm giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,08 điểm phần trăm, trong đó giá thịt lợn giảm tới 20,12%; giá nội tạng động vật giảm 9,52%; giá thịt chế biến giảm 3,89%. Giá dịch vụ giáo dục giảm 3,56% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí, làm CPI chung giảm 0,19 điểm phần trăm. Giá bưu chính viễn thông giảm 0,55% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.

Về lạm phát cơ bản, tháng 6/2022 lạm phát cơ bản tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 1,98% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,25% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,44%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Áp lực lạm phát dồn vào những tháng cuối năm

Bình luận về tình hình giá cả những tháng đầu năm, bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho rằng đây là thành công trong kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng trên thế giới, nhiều nước chịu mức lạm phát kỷ lục, như tại châu Âu, lạm phát tăng gấp đến 4 lần mức mục tiêu đề ra.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội.

Các chính sách được ban hành kịp thời giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 1/2/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ ngày 1/4/2022. Đến nay, mặt bằng giá trong nước vẫn cơ bản được kiểm soát song áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm khá lớn.

Về triển vọng lạm phát cuối năm, bà Nguyễn Thu Oanh cho biết diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh chiến sự Nga – Ukraine còn phức tạp gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là giá xăng dầu tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân.

Cùng với tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh hơn trong các tháng còn lại của năm, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao.

Chính vì vậy, áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm là rất lớn, tập trung quý III, IV và năm 2023. Trong đó, yếu tố lớn nhất tác động khiến CPI tăng cao 6 tháng cuối năm là giá nguyên nhiên vật liệu thế giới tăng cao, trong khi Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu khẩu. Chỉ trong 6 tháng đầu năm này chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu tăng gần 6,4%, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Do đó, việc đạt được mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra là một thách thức rất lớn.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接