【lịch đá của arsenal】Phong sát vài vụ, xem ai còn dám… “hư”?
作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:52:38 评论数:
Dính scandal: Không được phép làm idol cho giới trẻ
Đó chính là ý kiến từ độc giả NghiaPh0572 sau khi đọc bài viết “Người nổi tiếng dối lòng,hưlịch đá của arsenal dối người thì 'phong sát' đang lơ lửng đấy!” của Tiến sĩ, nhà giáo Nguyễn Hoàng Chương. Cụ thể, bạn đọc này nêu quan điểm: “Nghệ sĩ mà sống không có cái tâm tốt nhất nên chuyển nghề, không được phép làm idol cho giới trẻ”. Theo bạn Do Manh Hung, các cơ quan chức năng cũng cần có những quy định nghiêm khắc với giới nghệ sĩ, những người của công chúng. Hành vi, lối sống của họ có ảnh hưởng tới lượng fan hâm mộ đông đảo nên cần có sự chuẩn mực.
Theo bạn Hoa Ng, khán giả giờ hiểu biết hơn, công bằng hơn và họ không dễ dàng tha thứ với những sai lầm về mặt nhân cách của idol. Dù nghệ sĩ tài giỏi đến mấy, nhưng sống không có chữ "tâm" thì cũng khó có chỗ đứng. Tương tự, độc giả ViệtPhuong chia sẻ: “Hãy cứ sửa chữa sai lầm và sống tiếp, nhưng hãy sống theo cách khiêm tốn hơn, khán giả còn chưa bỏ qua được sai phạm thì không nên xuất hiện trước họ. Làm người cần có lòng tự trọng”.
Cùng chung quan điểm phải phong sát hoặc tẩy chay những nghệ sĩ “đắm chìm” trong scandal, bạn Phong Lương Hoàng chia sẻ: “Một phần do khán giả quá dễ dãi, một phần nhà nước không nghiêm, phong sát vài vụ như bên Trung Quốc xem còn ai như thế nữa không?”. Còn bạn Tunghia0915 nhận xét: “Mắc sai lầm mà ăn năn hối cải sửa lỗi dần dần khán giả cũng thông cảm bỏ qua, nhưng sai lầm mà vẫn cứ coi như không thì thật thiếu sự tôn trọng khán giả. Nên tẩy chay mọi hoạt động của người này”.
Độc giả Đinh Hà Minh nêu quan điểm: “Cần có quy định nghiêm khắc hơn với những sai phạm kiểu này. Họ muốn hồn nhiên đi đâu thì đi, nhưng không được xuất hiện trong các chương trình nghệ thuật, thậm chí yêu cầu tạm đóng các tài khoản mạng xã hội để tránh gây ức chế cho khán, độc giả”. Trong khi đó, nhiều độc giả cho rằng khán giả Việt khá dễ tính nên nghệ sĩ “nhờn”. Ví dụ như quan điểm của bạn Vân Yến: “Khán giả là những người nắm trong tay vận mệnh, sự hưng thịnh của các nghệ sĩ. Nhưng về cơ bản, chúng ta quá dễ dãi và dễ bị mị dân bởi dăm ba lời có cánh nên họ vẫn có đất sống, và như vậy họ chẳng bao giờ sợ”.
Khán giả cần những nghệ sĩ chân chính
Sau bài viết “Scandal trời Tây, sao cứ ung dung lên... phây?”, độc giả Đông Kinh chia sẻ: “Khi lòng tự trọng, danh dự mà chính bản thân họ không biết giữ thì việc nhơn nhơn xuất hiện chỉ là thể hiện rõ hơn nhân cách không ra gì của họ. Khán giả chân chính không thần tượng này nọ, càng không chấp nhận nghệ sĩ suy đồi”. Đây cũng là ý kiến khá tương đồng với độc giả Linh Linh: “Sai thì sửa, nhưng khán giả cần những nghệ sĩ có lòng tự trọng. Khi đã mắc sai phạm, hay còn đang điều tra tốt nhất hãy "ẩn mình", không nên xuất hiện trước khán giả làm những người đã từng yêu mến họ thêm đau lòng và phẫn nộ”.
Theo bạn Tường Vi, tuổi trẻ có nhan sắc và tài năng nhưng họ đã lạc lối và phải chịu sự "trừng phạt". Bạn đọc tên Nhân đề cập tới góc nhìn của mình: “Khán giả có quyền tẩy chay, có quyền bỏ theo dõi các kênh của các nghệ gì này để họ quay về với cuộc sống như người bình thường là được thôi''.
Bạn Phương Dũng nêu ý kiến: “Càng đọc càng thấy ức, vốn rất thích các ca khúc của Hồ Hoài Anh nhưng sau khi đọc các thông tin về vụ Tây Ban Nha, tôi cương quyết không nghe nhạc anh ta nữa”.
Theo bạn Linh Linh, “người thường mà vi phạm chuẩn mực, đạo đức hôn nhân đã bị lên án, huống hồ là các nghệ sĩ, người nổi tiếng càng phải khắt khe hơn. Phong sát sẽ là kết cục tất nhiên cho những lối sống buông thả”. Độc giả Thuỳ Dương than vì chúng ta chưa có chế tài nghiêm khắc với các trường hợp tương tự: “Nói đi nói lại hàng trăm lần rồi, có cả luật hành xử với nghệ sĩ nhưng mãi chúng ta không có nổi một chiếc chế tài cấm sóng với những người nổi tiếng dính bê bối, có hành vi vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội. Phạt dăm bảy triệu với họ chẳng là gì, có khi nó còn làm họ hot hơn! Nên họ chẳng sợ mà chỉ càng dày mặt hơn”. Còn góc nhìn của độc giả Hoài Nga cũng là ý kiến rất đáng quan tâm: “Không chỉ phạt các nghệ sĩ, không chỉ phong sát họ mà phải có cả thái độ với các nhãn hàng họ đại diện, họ quảng cáo. Thế là họ sợ ngay”.
Nghệ sĩ là danh xưng cao quý
Theo quan điểm của bạn đọc Vũ Tú Nam: “Một khi đã mang danh là người của công chúng, người nổi tiếng, các nghệ sĩ đều phải thể hiện đạo đức và xứng đáng với niềm tin của khán giả. Còn nếu không làm được, đừng gọi họ là nghệ sĩ, kẻo dơ bẩn danh hiệu cao quý ấy”.
Bạn Baomy cùng quan điểm khi chia sẻ: "Công chúng khi đã quay lưng thì diễn viên - dù trước đó được ái mộ - để tìm lại ánh hào quang, xem ra là việc gian truân, không thể “mua” bằng sự im lặng rồi dùng phép thử lên “phây”!”. Đã nhận thức được vậy thì hủy theo dõi, không ủng hộ tất cả những sản phẩm, sự kiện là "chủ thể" tự hết đất diễn thôi. Các đối tác, nhà đài đã không mời họ diễn nữa rồi”. Đây cũng là góc nhìn rất đáng quan tâm để “chủ thể” không lạc lối và làng giải trí luôn là thế giới đáng tôn thờ, ngưỡng mộ trong mắt người hâm mộ!
Lê Cúc (tổng hợp)