【ti so fiorentina】Lý do khủng hoảng Covid
Thảm họa đang xảy ra ở Ấn Độ dường như là trường hợp tồi tệ nhất mà nhiều người lo ngại về đại dịch Covid-19: không có đủ giường bệnh,ýdokhủnghoảti so fiorentina không thể tiếp cận các xét nghiệm, thuốc men hoặc oxy, đất nước 1,4 tỷ dân đang chìm trong hàng loạt dịch bệnh.
Ấn Độ rơi vào cuộc khủng hoảng Covid-19, đặc biệt là tình trạng thiếu oxy cho người bệnh
Hiện tại, các quốc gia giàu có ở phương Tây ưu tiên vắc xin cho nhu cầu riêng của mỗi nước trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) yêu cầu bình đẳng vắc xin toàn cầu. Hai cách ứng phó với Covid-19 đều không hạn chế được quy mô cuộc khủng hoảng ở Ấn Độ.
Nguồn cung vắc xin toàn cầu khó có khả năng tăng cho đến cuối năm nay. Điều cần thiết lúc này là đại dịch cần một khoảng thời gian “chữa cháy” tập trung ở những điểm nóng.
Điều đó sẽ đòi hỏi các quốc gia phải nhìn xa hơn cuộc khủng hoảng y tế của chính mình. Họ cần thấy rằng đại dịch có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn nhiều nếu không có sự can thiệp.
Giới chuyên môn đã nhiều lần cảnh báo virus không được kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các chủng virus mới nguy hiểm và kéo dài đại dịch.
Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng tuyên bố đại dịch đã ở trong "trận đấu cuối cùng" vào tháng 3. Tư duy này không khác nhiều so với những sai lầm của các nhà lãnh đạo khác, bao gồm cả cựu tổng thống Mỹ, Donald Trump, người nghĩ rằng virus sẽ biến mất một cách đơn giản, hay sai lầm của Thủ tướng Anh, Boris Johnson.
Điều khác biệt của Ấn Độ với các nước trên là nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới toàn cầu, có lẽ trên quy mô chưa từng thấy trong đại dịch. Đây là quốc gia đông dân thứ 2 thế giới (1,4 tỷ dân) có hệ thống y tế mỏng manh.
Số ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ tăng vọt
Nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, Viện Huyết thanh của Ấn Độ, cung cấp vắc xin theo chương trình Covax cho các quốc gia nghèo hơn, chủ yếu ở châu Phi. Sản lượng hiện có đã được chuyển hướng cho nhu cầu của chính Ấn Độ. Quốc gia này đang phải chật vật để có được nguyên liệu sản xuất từ Mỹ.
Do hậu quả của cuộc khủng hoảng, trong tháng 4, Ấn Độ chỉ xuất xưởng 1,2 triệu liều vắc xin ra nước ngoài so với 64 triệu liều trong 3 tháng trước đó.
Trung Quốc, đất nước thúc đẩy mạnh mẽ chính sách ngoại giao vắc xin, đã lấp đầy khoảng trống đó. Wang Wenbin, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho hay, Trung Quốc sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết cho Ấn Độ nhưng không nêu thông tin cụ thể.
Chính phủ Anh sẽ chuyển 495 máy tạo oxy, có thể lấy oxy từ không khí khi hệ thống bệnh viện hoạt động hết công suất, 120 máy thở không xâm lấn tới Delhi. Đức cũng có thể gửi một máy tạo oxy và các viện trợ khác.
Nhưng những gì Ấn Độ cần ngay lập tức là nguồn cung cấp cho các nhà máy sản xuất vắc xin đang vấp phải hạn chế xuất khẩu của Mỹ. Quốc gia Nam Á còn cần các thiết bị giải trình tự gene để xác định và kiểm soát các biến thể.
Một dấu hiệu đáng hy vọng là Mỹ hứa sẽ triển khai nhanh chóng viện trợ cho các nhân viên y tế ở Ấn Độ, nơi liên tiếp có số ca bệnh Covid-19 kỷ lục thế giới trong nhiều ngày.
Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm của Mỹ, cho biết, Mỹ đang xem các giải pháp cung cấp oxy, xét nghiệm, điều trị bằng thuốc và thiết bị bảo hộ.
Ông Fauci nói: “Đó là một tình huống tồi tệ đang diễn ra ở Ấn Độ và các quốc gia có thu nhập trung bình khác. Chúng tôi có thể làm được nhiều việc hơn nữa”.
An Yên(Theo Guardian)
Lý do thảm cảnh bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ chết mòn vì thiếu oxy
Sự chủ quan của Ấn Độ khiến số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt, nhu cầu oxy cho bệnh nhân tăng gấp 3 lần nên các nhà máy không kịp sản xuất.
下一篇:Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
相关文章:
- Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- Vietcombank ra mắt chương trình khách hàng thân thiết VCB Rewards
- WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khủng hoảng
- Giá xăng, dầu tiếp tục tăng mạnh
- Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- Đáp án chính thức môn Văn thi vào lớp 10 tại Hà Nội 2023
- Đáp án đề thi môn Ngữ văn thi vào lớp 10 tại TP.HCM 2023
- Trung Quốc thu hút khách từ châu Âu và Đông Nam Á với hàng loạt chính sách miễn thị thực
- Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- Động đất ở Tây Bắc Trung Quốc: Ít nhất 111 người đã thiệt mạng
相关推荐:
- Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- Xuất khẩu cà phê sang EU: Không nâng cao chất lượng sẽ hao hụt thị phần
- Đình chỉ cơ sở Mầm non ở Hải Phòng vụ chủ trường đánh trẻ không ngơi tay
- Hải Phòng khởi tố hình sự 2 vụ vận chuyển trái phép ngà voi
- Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- Cưỡng chế toàn quốc DN FDI nợ thuế
- Ngành gỗ: Ưu tiên tiêm vắc
- Hơn 20% các loài di cư trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng
- Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
- Đề thi chuyên môn Sinh học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2023
- Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Famalicao, 01h00 ngày 6/1: Nối dài mạch thắng
- Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to