CẨN TRỌNG “ĐỤC NƯỚC BÉO CÒ” BPO - Việc “cò đất” ăn theo thông tin liên quan đến các dự án để thổi giá đất lên cao là điều không còn xa lạ tại một số địa bàn trong tỉnh thời gian qua. Gần đây nhất là cơn sốt ảo khi có thông tin Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương nâng cấp,ợảordquođấtAnKhươsố liệu thống kê về psv gặp sc heerenveen mở rộng tuyến ĐT.753 và xây dựng cầu Mã Đà kết nối với tỉnh Đồng Nai, Sân bay quốc tế Long Thành. Khoảng 2 tuần sau, khi “tung” hết các chiêu trò để dẫn dụ con mồi, “cò” đã ăn đủ và rút lui. Nhiều nhà đầu tư sẽ phải ôm “trái đắng”. Đây có lẽ là bài học đắt giá cho những người đã và đang có ý định đầu tư tiền tỷ nhằm sở hữu một lô đất tại khu vực xã An Khương, huyện Hớn Quản để sinh lời. Đủ các chiêu trò, mánh khóe Những câu chuyện giao dịch tiền tỷ, thậm chí là hàng chục tỷ đồng đang được nhiều người dân tại xã An Khương xôn xao bàn tán. Thực tế, theo quan sát của phóng viên, khu vực xã An Khương hạ tầng giao thông còn kém phát triển, nằm ở vị trí xa xôi, chủ yếu là đất ruộng, đất trồng cây công nghiệp, giá trị không cao. Việc chỉ dựa vào thông tin của một dự án chưa được phê duyệt để đẩy giá đất lên cao thực ra là những chiêu trò, mánh khóe của các “cò đất”. Theo một số người hoạt động trong lĩnh vực bất động sản lâu năm, thường sau khi nắm được thông tin dự án, ban đầu “cò” sẽ cho quân đổ tiền săn lùng mua một số lô đất, sau đó sang tay liên tục với giá cao hơn rất nhiều so với thị trường, đồng thời tự tung những tin thiếu chính xác như “dự án sắp được đầu tư”, “tỉnh chuẩn bị đầu tư cơ sở hạ tầng” để lôi kéo các nhà đầu tư khác. “Cò đất” nhiều nơi đổ về làm náo loạn cả vùng quê nghèo An Khương. Ảnh chụp trưa 25-2-2021 tại khu vực ấp 5, xã An Khương, huyện Hớn Quản Thông tin từ một người dân sinh sống tại địa bàn ấp 5, xã An Khương, sau khi mua lại thửa đất có khoảng 260m mặt đường liên xã và chiều sâu khoảng 50m, với số tiền trên 20 tỷ, “cò đất” đã tách thành 15 lô. Trong đó 5 lô diện tích mỗi lô rộng 10m, sâu khoảng 50m, 100m2 thổ cư/lô, được bán với giá trên 15 tỷ đồng. Đối với 10 lô có diện tích trung bình rộng 20m, sâu 50m, chưa có thổ cư, được rao bán 45 tỷ đồng. Chỉ với một phép tính đơn giản, bằng chiêu thổi giá này, trong vòng khoảng 1 tuần họ đã lãi gần 40 tỷ đồng. Một chiêu khác của các “cò đất” là tự biên, tự diễn để tạo cơn sốt. Họ huy động cả ê-kíp cùng đến xem 1 lô đất với khách hàng. Mỗi người trả một giá, người sau luôn trả cao hơn người trước, cứ thế cho đến khi “cò cái” giả vờ chịu giá cho người cao nhất. Tiền cọc công khai ngay tại chỗ. Nhiều người thấy dễ ăn, bỏ tiền hoặc vay mượn khắp nơi đầu tư rồi ghim đất chờ được giá. Đến thời điểm chín muồi, nhóm này bất ngờ rút đi, để lại “quả bom” cho những nhà đầu tư đánh lẻ. Thực tế giá đất chỉ tăng ở “miệng cò”. Việc giao dịch gần như không xảy ra hoặc xảy ra rất ít. Thay vào đó, bằng các thủ đoạn thổi giá, sau đó thông qua hình thức đặt cọc, sang tay nhanh liên tục để ăn chênh lệch; thậm chí, cố tình nâng giá đất lên cao gấp nhiều lần rồi bẻ cọc để chiếm đoạt tiền bồi thường. Đây chỉ là thủ đoạn “móc túi” những người dân thiếu hiểu biết, những nhà đầu tư “non tay”, “lướt sóng” để hưởng chênh lệch chứ không có nhu cầu sử dụng đất. Chị Hoàng Thị Nguyệt, cán bộ địa chính xã An Khương lo lắng: “Không chỉ người “ôm” sau cùng ngậm đắng nuốt cay, việc giao dịch bằng hình thức qua tay rất dễ xảy ra tranh chấp về sau. Một thửa đất chỉ trong một ngày được cọc qua tay nhiều chủ nên tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ giá, tranh chấp, có trường hợp dễ bị mất trắng”. Cẩn trọng “thấm đòn” trắng tay Trước tình trạng các đối tượng đầu cơ về đất đai trong và ngoài tỉnh kéo về tụ tập, xúi giục người dân mua, bán đất và đẩy giá đất lên gấp nhiều lần so với giá trị thực, UBND huyện Hớn Quản đã có văn bản chỉ đạo các ban, ngành liên quan tăng cường quản lý đất đai, không để người dân lấn chiếm, mua, bán trái phép; tiếp tục nắm bắt thông tin, điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có những hành vi đưa thông tin sai sự thật về quy hoạch sân bay Técníc. Đặc biệt, đối với các xã Tân Lợi, An Khương, tăng cường quản lý chặt chẽ quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất khu vực sân bay Técníc; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp xây dựng trái quy định, sử dụng đất sai mục đích, các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khu vực sân bay Técníc; kiểm tra và xử lý nghiêm hành vi tụ tập đông người gây mất trật tự an ninh xã hội. Bà Phan Thị Kim Oanh, Chủ tịch UBND huyện Hớn Quản cho biết: “Ngay sau khi xảy ra vụ việc, UBND huyện cũng đã khuyến cáo người dân không tụ tập đông người ở khu vực sân bay Técníc, gây khó khăn cho địa phương trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Đối với cơn sốt đất ảo tại khu vực xã An Khương, người dân và các nhà đầu tư về đất đai cần hết sức cẩn trọng, không để các đối tượng đầu cơ nhân cơ hội này lôi kéo. Đồng thời, hết sức cảnh giác để tránh rơi vào “bẫy” làm giá, thổi giá, bẻ cò của các đối tượng trục lợi. Ngoài ra, cần xem xét tính pháp lý, giá trị thực của các thửa đất để có hình thức đầu tư hợp lý”. “Thực tế chỉ sau 1 tuần thổi giá đất lên cao để trục lợi, đến thời điểm này, các “cò đất” đã rút khỏi địa bàn xã An Khương và khu vực lân cận. Cuộc sống người dân đã ổn định trở lại. Chúng tôi đang chỉ đạo xã đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Đất đai cũng như nhắc nhở người dân nâng cao ý thức trong công tác phòng chống dịch Covid-19. UBND huyện đã yêu cầu chính quyền xã thông tin rõ cho người dân được biết là việc xây dựng sân bay lưỡng dụng Técníc mới chỉ là đề xuất của tỉnh với Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, các bộ, ngành có liên quan ở Trung ương chưa được giao xây dựng dự án…, Vì thế, người dân không nên nghe lời kẻ xấu để tránh hệ lụy về sau” - Chủ tịch UBND huyện Hớn Quản Phan Thị Kim Oanh cho biết thêm. |