发布时间:2025-01-12 03:46:46 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Tái cơ cấu thu - chi,ộtrưởngĐinhTiếnDũngvànhữngdấuấntrongcôngtáctàichítỷ lệ cá cược kèo châu á hướng đến một nền tài chính công bền vững, an toàn
Đầu năm 2013, ông Đinh Tiến Dũng được giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Tài chính trong bối cảnh kinh tế thế giới vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng, ngân sách của Việt Nam đối diện nguy cơ mất cân đối.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu tại một phiên họp tổ của Quốc hội. Ảnh: Dương An |
Suốt 7 năm dưới sự lãnh đạo của vị tư lệnh ngành, Bộ Tài chính đã chứng kiến cuộc khởi sắc đến mức khó tin, nền tài chính công đã có một nền tảng chắc chắn, bền vững. Hàng loạt những thay đổi của Luật Ngân sách Nhà nước 2015, sự ra đời của Luật Quản lý nợ công 2017; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017; Luật Quản lý thuế 2019; Luật Đầu tư công 2019… là những cơ sở quan trọng để các bộ, ngành địa phương thực hiện cải cách, đổi mới và sử dụng tài chính công một cách công khai, minh bạch và hiệu quả. Bên cạnh đó, ngành tài chính công cũng còn chứng kiến những thành tựu vượt bậc. Trong đó, đáng chú ý nhất là 2 năm liên tiếp hoàn thành vượt mức toàn diện chỉ tiêu tài chính – ngân sách, 4 năm liên tiếp ngân sách nhà nước (NSNN) vượt dự toán, tốc độ tăng thu ngân sách cao hơn tăng trưởng kinh tế…
Năm 2013, khi vừa nhận nhiệm vụ, ông họp ngay với các đơn vị cốt cán, tìm hiểu cặn kẽ công việc, trong đó đặc biệt đưa ra yêu cầu là không được tận thu cũng như không đề ra các chính sách tăng thuế đối với doanh nghiệp, người dân.
Tinh thần “không được tận thu” của ông cũng được thể hiện nhất quán trong suốt 7 năm điều hành Bộ Tài chính. Ông luôn nhấn mạnh những giải pháp hết sức căn cơ, lâu dài, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải quyết kịp thời vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng, phát triển kinh doanh…
Dấu ấn và những thành công quan trọng của ngành Tài chính trong hơn 8 năm qua ghi đậm dấu ấn của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng. Ông đã tiếp nối các vị tiền nhiệm, nhanh chóng khẳng định dấu ấn cá nhân đậm nét về một người lãnh đạo tâm huyết, trách nhiệm và dày dạn kinh nghiệm, có tư duy phát triển, có tầm nhìn và phong cách lãnh đạo gương mẫu, quyết liệt hành động.
"Việc đưa ra các chính sách thuế có thể giúp ngân sách bù đắp thiếu hụt trước mắt nhưng không thể giải bài toán lâu dài. Không lẽ cứ mỗi khi ngân sách khó khăn chúng ta lại tăng thuế, thêm thuế. Điều đó sẽ chỉ tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp và người dân. Giải pháp căn cơ là phải tái cơ cấu cả thu và chi ngân sách để hướng đến một nền tài chính công bền vững, an toàn hơn” - ông từng chia sẻ với báo chí sau đó về căn nguyên của chỉ đạo này.Ở cương vị người đứng đầu ngành Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng cũng là một trong số các thành viên Chính phủ rất tích cực làm việc với các địa phương, cùng địa phương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế. Ảnh: Minh Anh |
Trong 7 năm, ông Đinh Tiến Dũng đã bắt tay vào làm những việc khó, “đụng chạm”, như sắp xếp lại tổ chức bộ máy của ngành Thuế, Hải quan và Kho bạc, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin; cắt bỏ triệt để các thủ tục hành chính rườm rà, không có lợi cho cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp; hoàn thành toàn bộ các luật, pháp lệnh chuyên ngành với đòi hỏi rất cao và chuyên nghiệp, góp phần cơ cấu lại ngân sách và nợ công, giữ vững an ninh tài chính quốc gia. Dẫu biết, tất cả những cải cách đó đều “chạm” đến con người, vị trí, quyền và lợi của bộ máy nhưng “trúng” và “đúng” để phát triển thì vẫn phải quyết liệt làm.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, mục tiêu quy mô nợ công giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55% GDP cuối năm 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nợ công có thể tăng đến 56 - 57% GDP, song vẫn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2016 - 2020 là không quá 65% GDP. Thứ hai là quy mô nợ chính phủ đã giảm mạnh từ 52,7% năm 2016 xuống 48% GDP đến cuối năm 2019, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu không quá 54%. Mục tiêu thứ ba là dư nợ thị trường trái phiếu đến năm 2019 đạt 40,14% vượt xa so với mục tiêu đến năm 2020 đạt 30% GDP.
Đối với các giải pháp tài khóa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết về tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025; nghị quyết về điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế và người phụ thuộc để giảm nghĩa vụ thuế cho cá nhân; nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác...
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (giữa) và các đại biểu tham dự buổi lễ bấm nút kích hoạt “Hệ thống 479 kênh thông tin điện tử hỗ trợ thủ tục thuế qua Cổng điện tử Etax” (ngày 5/10/2020). Ảnh: Đức Minh |
Nhờ dư địa tài khóa tích lũy được qua 4 năm 2016 - 2019 do thực hiện cơ cấu lại NSNN, quản lý an toàn nợ công theo tinh thần Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính, NSNN 5 năm 2016 - 2020, nhờ nỗ lực hoàn thành dự toán thu cao nhất, năm 2020, ngành Tài chính đã hoàn thành tất cả các mục tiêu đề ra, từ cơ cấu thu - chi, tỷ lệ huy động, bội chi, nợ công… Những kết quả đạt được năm 2020 đã đặt một cái kết tròn trịa cho ngành Tài chính hoàn thành tất cả các mục tiêu đề ra về tài chính – NSNN cả giai đoạn 2016 - 2020.
Đặc biệt, các thành quả đã đạt được trong nhiệm kỳ 2016 - 2020 là tiền đề quan trọng để cả nước tự tin bước vào năm 2021 - năm đầu của kế hoạch 5 năm và chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ tới. Những kết quả thành tích đó đã góp phần làm nên những thành tựu rất quan trọng, toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ 12, có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới, góp phần “làm cho đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hôm nay” như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói.
7 năm trôi qua, với các quyết sách linh hoạt, quyết liệt và sáng suốt, nền tảng, tiềm lực tài chính của đất nước ngày một tốt hơn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần đưa vị thế, uy tín, mức độ tín nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Kỳ vọng những cải cách đột phá cho “trái tim của cả nước”
Ngày 3/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng được Bộ Chính trị phân công nhiệm vụ mới, giữ chức Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Từ câu chuyện điều hành ngân sách trong những năm qua, trên cương vị mới, chắc chắn ông Đinh Tiến Dũng sẽ góp phần đưa thủ đô đạt được những thành tựu vượt bậc về mọi mặt.
Thời khắc chuyển giao, Hà Nội có tân Bí thư Thành ủy. Đây là sự tiếp nối, như một dòng chảy của thời gian, mỗi thế hệ lãnh đạo thành phố ghi dấu ấn trong lịch sử của Thủ đô rạng rỡ và hào hoa, khiêm nhường và kiêu hãnh như cốt cách của dân tộc Việt Nam.
Ở nhiệm kỳ này, ông Đinh Tiến Dũng được giao trọng trách là người đứng đầu hệ thống chính trị ở Thủ đô. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chắc chắn được kỳ vọng tiếp nối, có cơ hội thể hiện bản lĩnh điều hành để tiếp tục thúc đẩy Hà Nội xứng đáng là trung tâm kinh tế lớn của cả nước và của khu vực.
Người dân Hà Nội đang đặt nhiều kỳ vọng, tin tưởng vào những bứt phá, đổi mới của Thủ đô, đặt niềm tin vào người lãnh đạo có tâm, có tầm, với tinh thần sáng tạo, ý chí quyết tâm đổi mới để Thủ đô tiếp tục bứt phá, vững vàng tiến về phía trước trong nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tân Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - người đã thể hiện được bản lĩnh quyết liệt đổi mới, dám nói dám làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách với những quyết sách táo bạo, cải cách thể chế mạnh mẽ khi là Bộ trưởng Bộ Tài chính, đảm nhận trọng trách mới, tin tưởng ông sẽ tiếp tục phát huy những phẩm chất tốt đẹp của mình, cùng với đội ngũ lãnh đạo thành phố khơi dậy niềm tự hào, tạo thành động lực để thi đua, phấn đấu chung sức chung lòng đưa Thủ đô phát triển, thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XVIII của Đảng bộ thành phố đã đề ra, để Thủ đô ngàn năm văn hiến phát triển mạnh mẽ, xứng tầm khu vực và thế giới.
TP. Hà Nội trong nhiệm kỳ mới này với phương châm “đoàn kết, kỷ cương, dân chủ”, Thủ đô sẽ “sáng tạo và phát triển”, trong đó người dân và doanh nghiệp Thủ đô đóng vai trò trung tâm, theo đúng tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Yêu cầu đặt ra với Hà Nội không thể như các địa phương khác, mà phải cao hơn, mạnh hơn. Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là bộ mặt của quốc gia, do đó, Hà Nội phải vừa phát huy bề dày truyền thống vẻ vang và những thành tựu đã đạt được, vừa khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tận dụng tối đa những thời cơ, vận hội, huy động được nguồn lực tổng hợp và nhất là niềm tin, sự đồng lòng, nhất trí của cán bộ, đảng viên và nhân dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô”./.
Như Mai
相关文章
随便看看