Thời gian qua,ệuquảtừmhnhchuyểnđổlichj bong da có nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã nhanh nhạy trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó mang lại nguồn thu nhập khá cao.
Mô hình 2 lúa - 1 màu và chuyên canh màu ở nhiều địa phương trong tỉnh đang có hiệu quả cao sau khi người dân chuyển đổi.
Ông Trần Thanh Bình, ở ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, trước đây trồng 2 vụ lúa - 1 vụ màu, nhưng có năm trồng lúa bị mất mùa do thời tiết, dịch bệnh dẫn đến không có lời. Vì vậy, từ năm 2013 gia đình ông đã chuyển hơn 6.000m2 đất lúa sang trồng dưa hấu. Từ khi chuyển đổi sang trồng dưa hấu, mỗi năm ông thu được khoảng 13 triệu đồng/công.
Còn ông Võ Văn Phải, ở ấp Mỹ Phú A, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, có 1,3ha đất canh tác. Trước đây trồng lúa và cây ăn trái khác cho năng suất thấp nên gia đình gặp nhiều khó khăn. Năm 2012, ông chuyển 6,5 công vườn kém hiệu quả sang trồng mãng cầu xiêm và tham gia vào câu lạc bộ trồng mãng cầu xiêm nên được tham dự các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và tham quan một số mô hình trồng mãng cầu ở một vài nơi, từ đó đúc kết kinh nghiệm về áp dụng vào mảnh vườn của gia đình mình và kết quả thu được ngoài mong đợi. Đến năm 2015, ông tiếp tục mở rộng thêm 6,5 công đất trồng lúa còn lại sang trồng mãng cầu.
Theo ông Phải, mãng cầu là loại cây dễ trồng, ít nhiễm sâu bệnh, chịu nước, chịu phèn và thích nghi với điều kiện biến đổi của khí hậu, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người dân. Năm vừa rồi, với diện tích trồng ban đầu (370 cây mãng cầu xiêm) gia đình ông thu được trên 40 tấn trái, với giá bán dao động từ 10.000-15.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí ông còn lợi nhuận 350 triệu đồng.
Đối với ông Lê Văn Thời, ở ấp Xáng Mới B, thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, 2 công ruộng trước đây làm lúa cho thu nhập không cao. Nhưng trong lần đến dự lớp tập huấn kỹ thuật được tổ chức tại địa phương, từ đó ông quyết định chuyển đổi sang rau màu. Trong thời gian đầu, ông gặp khó khăn do chưa nắm vững kỹ thuật và thời vụ nên rơi vào tình trạng mất mùa. Không nản chí, ông quyết tâm học hỏi và tìm hiểu thị trường, chính vì vậy mà hiện nay ông đã thành công với mô hình trồng mướp.
Ông Thời cho biết, trước đây ông trồng theo phương pháp truyền thống, dùng cây tre làm giàn cho mướp leo. Phương pháp này vừa mất thời gian, công sức và chi phí cao. Qua tìm tòi, học hỏi và được tư vấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, ông đã mạnh dạn thử nghiệm trồng mướp leo giàn lưới. Sau thử nghiệm một vụ thấy rất hiệu quả, năng suất cao mà chi phí lại thấp hơn so với cách làm cũ. Bởi vì dùng giàn lưới, làm một lần là có thể sử dụng được 2-3 năm, từ đó tiết kiệm được phi phí, công lao động. Mướp sau 45 ngày kể từ lúc trồng thì cho thu hoạch liên tục 2-3 tháng. Với diện tích trên, vào vụ thu hoạch, mỗi ngày gia đình ông cắt trên 100kg trái, với giá bán từ 5.000-6.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi hơn 500.000 đồng/ngày, tính ra mỗi năm có thu nhập hơn 50 triệu đồng/2.000m2 đất.
Trường hợp ông Nguyễn Hoàng Nhựt, ở ấp Đông An, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, với diện tích đất 8.000m2 trước đây chỉ trồng lúa. Thu nhập hàng năm trừ hết chi phí thì lợi nhuận không đáng là bao, chủ yếu lấy công làm lời. Sau khi chuyển sang trồng mía thì đến năm 2012 ông cũng đã tìm đến với cây cam sành và gắn bó đến nay. Sau 3 năm trồng, cây cam sành đã cho trái ổn định và có thu nhập. 2 năm qua, với 1.800 cây cam sành, ông thu hoạch được 15 tấn/năm, giá bán trung bình 16.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lợi nhuận 170 triệu đồng mỗi năm. Riêng năm 2017 này, ông dự tính năng suất cao hơn năm trước khoảng 20 tấn, tính ra thu nhập không dưới 300 triệu đồng.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, từ thực trạng sản xuất nông nghiệp, cộng với diễn biến rõ nét của biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành nông nghiệp, nhất là bão, áp thấp nhiệt đới, sạt lở, lốc xoáy, xâm nhập mặn sâu với nồng độ mặn ngày càng cao, tình trạng hạn hán và sâu bệnh gây áp lực lớn cho sự phát triển của ngành. Do đó, tỉnh đã có những hành động cụ thể, tập trung hơn việc chỉ đạo phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi để nông dân thấy được kết quả tích cực từ thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi sản xuất để thích nghi. Đặc biệt là tỉnh đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020 có hiệu quả khi có khoảng 3.000 hộ tham gia. Theo đề án, sẽ chuyển đổi 1.000ha vườn tạp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng xây dựng thành công nông thôn mới của tỉnh. Bên cạnh đó, còn chuyển đổi 1.000ha đất mía kém hiệu quả, năng suất thấp, không có đê bao ngăn lũ, diện tích manh mún, nhỏ lẻ sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Chuyển đổi 1.000ha lúa 3 vụ sang 2 lúa - 1 màu và 2 lúa - 1 thủy sản; chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi heo, gà nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung trên nền đệm lót sinh học, nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường, tận thu khí sinh học...
Bài, ảnh: HOÀI THU
顶: 9踩: 18643
【lichj bong da】Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi
人参与 | 时间:2025-01-26 04:03:08
相关文章
- 168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- Hà Nội: Đột kích kho hàng lậu khủng tại cảng ICD Mỹ Đình
- Tuyển chọn mới 20 võ sinh judo
- Hưng Yên: Tịch thu gần 13.000 chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- Nhà thi đấu đa năng tỉnh đã tổ chức 56 giải đấu
- Hiệu quả từ đề án
- Bám theo công an chỉ chốt cho tài xế, thanh niên bị phạt 7,5 triệu đồng
- Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- Nhận giải Fairplay, Văn Toàn tặng hết tiền thưởng cho nữ đồng nghiệp
评论专区