Ông Michael Kelly,ủtụchànhchínhràngbuộcphihiệuquảphảiđượckiểmsoánhận định mc hôm nay Chủ tịch Hiệp hội DN Hoa Kỳ tại Việt Nam khẳng định, Hoa Kỳ là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam với các lĩnh vực như đầu tư vào sản xuất và cơ sở hạ tầng cũng như cung cấp hàng tiêu dùng chất lượng cao, các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, công nghệ và dịch vụ.
“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ cam kết của Chính phủ đối với sự phát triển của các DNVVN ở Việt Nam và sự tham gia ngày càng tăng của họ trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, đại diện AmCham nói.
Ông cho biết, AmCham hiện đang phối hợp chặt chẽ với chương trình LinkSME trị giá 22 triệu đô la của USAID, chương trình sẽ giúp tích hợp các DN Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Về việc tận dụng sự căng thẳng trong thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc, đại diện AmCham cho rằng, căng thẳng đang diễn ra trong thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc đã làm nổi bật rủi ro của các cơ sở sản xuất tập trung ở một quốc gia đơn lẻ và đang kích hoạt việc tái tổ chức chuỗi cung ứng.
“Một cuộc khảo sát gần đây của AmCham tới các DN Hoa Kỳ ở Trung Quốc cho thấy một phần ba đã di dời hoặc đang cân nhắc di chuyển một số cơ sở sản xuất của họ ra nước ngoài trong bối cảnh căng thẳng trong thương mại. Một cuộc khảo sát riêng biệt của các công ty nước ngoài từ các quốc gia khác cho thấy một nửa đang cân nhắc việc di dời, và Đông Nam Á là lựa chọn hàng đầu của họ”, theo đại diện AmCham.
Khẳng định Trung Quốc vẫn sẽ là một thành viên quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tuy nhiên, đại diện Am Cham cho rằng việc các DN và các nhà cung cấp di chuyển một số hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam đang có được lợi ích từ một số DN đó. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có thể tận dụng triệt để cơ hội này để tiếp tục giữ vững tốc độ kinh tế tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
Về ý kiến lo ngại việc các DN FDI chiếm hơn 70% tổng XK và Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi những DN này rút khỏi Việt Nam, đại diện AmCham cho rằng, tất cả chúng ta ở đây đều muốn đảm bảo rằng không có lý do gì mà các DN nên rời khỏi Việt Nam. Đó là lý do tại sao chúng ta cần thấy được sự tiến bộ liên tục và hữu hình về các vấn đề được thảo luận tại các phiên trong Diễn đàn DN Việt Nam.
Quan trọng hơn, các thủ tục hành chính ràng buộc phi hiệu quả phải được kiểm soát, và khung pháp lý và thuế của quốc gia phải được ổn định và có thể dự đoán được.
“Các nhà đầu tư nước ngoài cần một sân chơi bình đẳng, không chỉ để thu hút vốn đầu tư nhiều hơn trong tương lai mà còn để duy trì vốn đầu tư đã có tại đây. Những thay đổi thường xuyên và hồi tố của các đạo luật và quy định là những rủi ro đáng kể đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Những thay đổi này ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư và kinh doanh của các dự án đã được cấp phép. AmCham khuyến cáo Chính phủ nên xem xét việc hướng dẫn về bảo vệ đầu tư để ngăn chặn các hiệu ứng ràng buộc tiêu cực và hồi tố của các điều luật và quy định mới đối với các dự án hiện nay”, đại diện AmCham khuyến nghị.